Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Những điều bạn cần biết về bệnh thiếu máu huyết tán

Ngày 02/10/2017
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thiếu máu huyết tán là một bệnh lý không thể xem thường, vì một khi không được tiếp máu thường xuyên người bệnh có thể bị suy kiệt và tử vong ngay lập tức. Thiếu

Thiếu máu huyết tán là một bệnh lý không thể xem thường, vì một khi không được tiếp máu thường xuyên người bệnh có thể bị suy kiệt và tử vong ngay lập tức.

Thiếu máu huyết tán xảy ra khi đời sống hồng cầu giảm ngắn trong từng thời kỳ hoặc liên tục. Tủy xương buộc phải sản xuất thêm hồng cầu để đáp ứng với đời sống hồng cầu bị giảm. Do vậy, một khi khả năng bù trừ của tủy xương trở nên quá mức sẽ gây thiếu máu. Cụ thể thế nào, cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây các bạn nhé.

1. Nguyên nhân gây bệnh thiếu máu huyết tán

Thiếu máu huyết tán do bẩm sinh

Huyết tán bẩm sinh thường do bất thường về men, huyết sắc tố trong hồng cầu. Một số loại bệnh phổ biến cho trường hợp này như : bệnh Minkowski – Chaufaud, bệnh Cooley, bệnh Thalassemia.

Do nhiễm khuẩn huyết

Nhiễm khuẩn huyết như liên cầu, sốt rét, nhiễm độc do ăn phải nấm độc, thạch tín, do dị ứng một số hóa chất như benzen, sulfamid, quinin, một số thuốc giảm sốt, giảm đau…cũng là nguyên nhân gây ra chứng thiếu máu huyết tán.

Do tác nhân vật lý

Thiếu máu huyết tán còn do các tác nhân vật lý như bỏng nặng, bị lạnh…

Do bệnh tự miễn 

Các bệnh tự miễn như bệnh bạch cầu, ung thư, xơ gan…là nguyên nhân gây bệnh.

Những điều bạn cần biết về bệnh thiếu máu huyết tán 1
Có nhiều nguyên nhân gây ra thiếu máu huyết tán

2. Biểu hiện của thiếu máu huyết tán

Tương tự như biểu hiện thiếu máu thông thường, khi bị thiếu máu huyết tán người bệnh cũng các biểu hiện sau: da xanh xao, nhợt nhạt, mệt mỏi, giảm huyết áp, mạch nhanh, thường xuyên nhức đầu, chóng mặt, xương khớp bị đau nhức. Ngoài ra, trong một số trường hợp người bệnh còn bị sốt cao, rét run, mắt vàng, da vàng nhạt, lách mềm và to, nước tiểu sẫm màu, ít.

Những điều bạn cần biết về bệnh thiếu máu huyết tán 2
Một trong những biểu hiện của thiếu máu huyết tán là mệt mỏi, chóng mặt thường xuyên

3. Điều trị thiếu máu huyết tán

Truyền máu

Tính đến thời điểm hiện nay thì phương pháp điều trị chủ yếu của bệnh đó chính là truyền máu cho bệnh nhân. Máu được truyền thông qua tĩnh mạch. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi máu của người hiến phải tương thích với máu của bệnh nhân.

Những điều bạn cần biết về bệnh thiếu máu huyết tán 3
Truyền máu là phương pháp điều trị bệnh thiếu máu huyết tán phổ biến

Thay đổi lối sống

Phương pháp này thường được áp dụng cho thiếu máu do tự miễn. Cụ thể là nếu bị thiếu máu huyết tán tự miễn dịch kháng thể lạnh thì bạn cần tránh xa những nơi có nhiệt độ thấp, giữ ấm chân, tay, đôi tai.

Lọc huyết tương

Máu sẽ được đưa ra khỏi cơ thể thông qua tĩnh mạch, sau đó các kháng thể gây vỡ hồng cầu sẽ được tách ra khỏi máu. Cuối cùng, người bệnh nhận lại huyết tương từ người hiến máu. Ngoài ra, các phần còn lại của máu sẽ quay trở lại cơ thể. Phương pháp này thường dùng để điều trị thiếu máu huyết tán tự miễn dịch.

Cấy ghép máu và tế bào tủy gốc

Đối với bệnh thiếu máu huyết tán bẩm sinh, nhiều khả năng do yếu tố di truyền như bệnh Thalassemia thì phương pháp cấy ghép máu và tế bào tủy xương sẽ đem lại hiệu quả. Tức là các bác sỹ sẽ thay thế các tế bào gốc hư hỏng bằng các tế bào gốc khỏe mạnh. Trong quá trình cấy ghép các tế bào khỏe mạnh này sẽ được truyền vào máu người bệnh qua tĩnh mạch. Các tế bào này khi vào cơ thể sẽ đến tủy xương và bắt đầu sản xuất ra các tế bào máu mới.

Hường

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Các bài viết liên quan

  1. Tìm hiểu về nghiệm pháp Coombs và vai trò trong y học

  2. Tìm hiểu thông tin về hiện tượng thiếu máu tán huyết

  3. 5 cách điều trị bệnh thiếu máu huyết tán phổ biến hiện nay