Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Bệnh chốc lở: Triệu chứng và phương pháp chẩn đoán điều trị

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Chốc lở là một bệnh nhiễm trùng da rất dễ lây lan nhưng thường không nghiêm trọng, chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh thường xuất hiện dưới dạng vết loét màu đỏ trên mặt, đặc biệt là quanh mũi và miệng cũng như trên bàn tay và bàn chân, thuyên giảm sau 7 đến 10 ngày nếu bạn được điều trị. Trong khoảng một tuần, các vết loét vỡ ra và đóng vảy màu mật ong. Tuy nhiên, nếu không có cách phòng tránh và cách điều trị bệnh chốc lở sẽ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc do không điều trị kịp thời.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Chốc lở là gì?

Bệnh chốc lở là một bệnh nhiễm trùng da do một hoặc cả hai loại vi khuẩn sau gây ra: Streptococcus nhóm A và Staphylococcus aureus. Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh này, nhưng nó rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Mỗi năm, Staphylococcus aureus, vi khuẩn gây bệnh chốc lở, gây ra 11 triệu ca nhiễm trùng da và mô mềm.

Bệnh chốc lở nhẹ nhưng rất dễ lây lan. Bạn có thể lây lan bệnh chốc lở khi tiếp xúc với vết loét hoặc dịch nhầy hoặc nước mũi của người mắc bệnh chốc lở. Mọi người cũng có thể lây lan bệnh chốc lở bằng cách dùng chung các vật dụng như khăn tắm, quần áo hoặc các vật dụng cá nhân khác với người bị nhiễm bệnh.
 

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh chốc lở

Nói chung, bệnh chốc lở là một bệnh nhiễm trùng nhẹ có thể xảy ra ở bất cứ đâu trên cơ thể. Nó thường ảnh hưởng đến vùng da hở, chẳng hạn như xung quanh mũi, miệng hay trên cánh tay/chân. Triệu chứng chính của bệnh là vết loét màu đỏ, thường ở quanh mũi và miệng. Các vết loét nhanh chóng vỡ ra, chảy dịch vài ngày rồi đóng vảy màu mật ong (xuất phát từ đáy của tổn thương) trên các tổn thương. Các vết loét có thể lan sang các vùng khác của cơ thể khi chạm vào quần áo hay khăn tắm của người bệnh.

Chốc loét bắt đầu giống như chốc không bọng nước nhưng tiến triển thành những vết loét đục lỗ nhỏ, có mủ, có lớp vảy tiết màu nâu đen dày và vùng da đỏ xung quanh, chậm lành, để lại sẹo.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh chốc lở

Biến chứng tại chỗ

Các biến chứng của bệnh chốc lở bao gồm: 

  • Nhiễm trùng có khả năng đe dọa tính mạng này ảnh hưởng đến các mô bên dưới da và cuối cùng có thể lan đến các hạch bạch huyết và máu.
  • Phát ban lan đến các lớp da sâu hơn. Các vết loét liên quan đến bệnh chàm có thể để lại sẹo.
  • Sốt thấp khớp.

Biến chứng toàn thân

  • Viêm đường hô hấp;
  • Nhiễm khuẩn huyết;
  • Viêm màng não;
  • Viêm cơ;
  • Các vấn đề về thận, được gọi là viêm cầu thận sau liên cầu khuẩn. Viêm cầu thận cấp: Chiếm 2 - 5% các trường hợp chốc, chủ yếu ở trẻ dưới 6 tuổi nhưng tiên lượng tốt hơn ở người lớn. Nếu bệnh nhân bị viêm cầu thận sau liên cầu khuẩn, bệnh thường bắt đầu từ một đến hai tuần sau khi vết loét trên da biến mất.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến bệnh chốc lở

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh chốc lở, các nguyên nhân chính gây ra bệnh do tụ cầu vàng, liên cầu hoặc phối hợp cả hai. 

Bạn có thể tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh chốc lở khi tiếp xúc với vết loét của người bị nhiễm bệnh hoặc với những đồ vật mà họ đã chạm vào.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải (bị) bệnh chốc lở?

Bất cứ ai cũng có thể bị bệnh chốc lở, nhưng một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc (bị) bệnh chốc lở

Các yếu tố nguy cơ bao gồm: Môi trường ô nhiễm, thời tiết thay đổi, điều kiện ăn ở, nơi làm việc, hóa chất độc hại, khói, bụi, nghề nghiệp,…

  • Tuổi tác: Chốc lở xảy ra phổ biến nhất ở trẻ em từ 2 đến 6 tuổi. Trẻ lớn hơn và người lớn cũng có thể mắc bệnh này.
  • Chốc lở lây lan dễ dàng trong gia đình, trong môi trường đông đúc, chẳng hạn như trường học và cơ sở chăm sóc trẻ em, và tham gia các môn thể thao có tiếp xúc da kề da hoặc có vết cắt và vết trầy xước.
  • Thời tiết ấm áp, ẩm ướt: Nhiễm trùng chốc lở phổ biến hơn trong thời tiết ấm áp và ẩm ướt.
  • Da nứt nẻ: Vi khuẩn gây bệnh chốc lở thường xâm nhập vào da qua vết cắt nhỏ, vết côn trùng cắn hoặc phát ban.
  • Vệ sinh cá nhân kém: Không rửa tay, rửa mặt, … đúng cách có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh chốc lở.
  • Các tình trạng sức khỏe khác: Trẻ em mắc các tình trạng da khác, chẳng hạn như viêm da dị ứng (chàm), có nhiều khả năng phát triển bệnh chốc lở. Người lớn tuổi, người mắc bệnh tiểu đường hoặc người có hệ thống miễn dịch yếu cũng có nhiều khả năng mắc bệnh này.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh chốc lở

Lâm sàng

Các bác sĩ thường chẩn đoán bệnh chốc lở bằng cách nhìn vào vết loét khi khám sức khỏe. 

  • Da đỏ xung quanh mụn nước đỏ, chứa đầy chất lỏng hoặc mủ cuối cùng có màu đục.
  • Các vùng sần sùi, sáng bóng, đóng vảy với lớp vỏ màu vàng/nâu.

Cận lâm sàng

  • Nhuộm Gram dịch hoặc mủ tại tổn thương thấy cầu khuẩn Gram dương xếp thành chuỗi hoặc từng đám, kèm theo là bạch cầu đa nhân trung tính.
  • Nuôi cấy dịch hoặc mủ xác định chủng gây bệnh và làm kháng sinh đồ giúp điều trị những trường hợp khó.

Phương pháp điều trị bệnh chốc lở hiệu quả

Thuốc kháng sinh có hiệu quả trong điều trị bệnh chốc lở, tùy theo mức độ lan rộng và nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ cho phác đồ điều trị kháng sinh khác nhau. Nếu bạn chỉ bị chốc lở ở một vùng da nhỏ thì thuốc kháng sinh tại chỗ là phương pháp điều trị ưu tiên, gồm: Kem hoặc thuốc mỡ mupirocin (Bactronil 2% hay Bacterocin) và thuốc mỡ retapamulin.

Nếu bệnh chốc lở nghiêm trọng hoặc lan rộng, bác sĩ có thể kê đơn kháng sinh đường uống như:

  • Amoxicillin/clavulanate (Augmentin); một số Cephalosporin; Clindamycin. Thời gian điều trị bệnh chốc lở bằng kháng sinh thường từ 5 - 7 ngày. Điều trị kháng sinh có thể hạn chế sự lây lan của bệnh chốc lở sang người khác.
  • Kháng histamin tổng hợp nếu có ngứa. 
  • Chốc lở thường biến mất trong vòng khoảng ba tuần, thậm chí không cần điều trị. Sau khi vết loét lành, người bị chốc lở thường không thể truyền vi khuẩn sang người khác.

Lưu ý: Các loại thuốc khi dùng phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh chốc lở

Chế độ sinh hoạt:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. 
  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.
  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.
  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Che vết loét do chốc lở để giúp ngăn ngừa lây lan vi khuẩn liên cầu nhóm A sang người khác. Nếu bạn bị ghẻ, điều trị nhiễm trùng đó cũng sẽ giúp ngăn ngừa bệnh chốc lở.
  • Chăm sóc vết thương tốt là cách tốt nhất để ngăn ngừa nhiễm trùng da do vi khuẩn. Làm sạch tất cả các vết cắt nhỏ và vết thương làm rách da (như vết phồng rộp và vết trầy xước) bằng xà phòng và nước. Đi khám bác sĩ nếu bị thủng và các vết thương sâu hoặc nghiêm trọng khác.
  • Bạn nên giặt quần áo, khăn trải giường và khăn tắm mỗi ngày.

Chế độ dinh dưỡng:

Để giảm triệu chứng bệnh thủy đậu và ngăn ngừa sự trầm trọng, người bệnh cần chú ý đến chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tránh những loại thực phẩm không tốt khi điều trị chốc lở. Việc ăn những món không phù hợp có thể làm tăng kích ứng trên da và làm lây lan vùng nhiễm trùng.

Phương pháp phòng ngừa bệnh chốc lở hiệu quả

  • Tắm rửa vệ sinh ngoài da, cắt tóc, cắt móng tay: Hắt hơi vào khăn giấy rồi vứt khăn giấy đi. Tắm hàng ngày (hoặc càng thường xuyên càng tốt), đặc biệt đối với trẻ bị chàm hoặc da nhạy cảm.
  • Để giúp ngăn ngừa bệnh chốc lở lây sang người khác: Nhẹ nhàng rửa các khu vực bị ảnh hưởng bằng xà phòng nhẹ và nước chảy, sau đó phủ nhẹ bằng gạc. Giặt quần áo, khăn trải giường và khăn tắm của người bị nhiễm bệnh mỗi ngày bằng nước nóng và không dùng chung chúng với bất kỳ ai khác trong gia đình bạn.
  • Tránh côn trùng đốt: Điều quan trọng là phải rửa ngay vết cắt, vết xước, côn trùng cắn và các vết thương khác.
  • Cách tốt nhất để tránh nhiễm hoặc lây lan vi khuẩn liên cầu nhóm A là rửa tay thường xuyên. 
Nguồn tham khảo
  1. Quyết định số 75/QĐ-BYT ngày 13/01/2015 của Bộ Y tế về việc Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu.
  2. https://www.msdmanuals.com/vi/
Chủ đề:chốc lởghẻ

Các bệnh liên quan

  1. Tàn nhang

  2. Chàm môi

  3. Viêm da do tiếp xúc

  4. Viêm quanh móng

  5. Da khô

  6. Giời leo

  7. U mềm lây

  8. Hăm tã

  9. Bỏng da

  10. Lichen phẳng