Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Thương nhĩ tử: Vị thuốc lâu đời có tác dụng trong điều trị bệnh lý viêm mũi xoang

Ngày 09/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thương nhĩ tử là vị thuốc y học cổ truyền có lịch sử lâu đời và được sử dụng nhiều trong dân gian. Thương nhĩ tử cáo tác dụng điều trị cảm sốt, viêm mũi dị ứng, mề day, mụn nhọt. Tuy nhiên, Thương nhĩ tử nếu dùng số lượng lớn có thể gây ngộ độc. Do đó, cần tham khảo ý kiến bác sĩ Y học cổ truyền trước khi sử dụng.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Tên gọi, danh pháp

Tên Tiếng Việt: Thương nhĩ tử.

Tên khác: Ké đầu ngựa.

Tên khoa học: Xanthium strumarium L., Asteraceae (họ Cúc).

Đặc điểm tự nhiên

Thương nhĩ tử là loại cây thân thảo sống hàng năm, cao khoảng 20–90 cm, thân mọc thẳng, phân nhánh, thường có lốm đốm màu tím và có lông ngắn màu trắng rải rác trên bề mặt.

Lá màu xanh, hình bầu dục, chủ yếu mọc so le (từ 2–6 lá đôi khi mọc đối nhau), lá dài 5–20 cm và rộng 4–16 cm, hình dạng của các phiến lá là hình mũi mác, tuyến tính, hình trứng, hình tam giác hoặc hình bán cầu, và cả hai bề mặt đều có lông hoặc có sọc, thường có các đốm tuyến, mép nguyên hoặc có răng.

Cụm hoa gần như không cuống, mọc thành cụm, đơn tính. Hoa đực hình cầu, hoa cái hình trứng, đài hoa hình trụ, hoa hình ống, đỉnh 5 răng, nhị 5 răng. Bao phấn thuôn dài và thẳng.

Thương nhĩ tử 1
Thương nhĩ tử trong tự nhiên

Phân bố, thu hái, chế biến

Thương nhĩ tử được phân bố rộng rãi trên toàn thế giới, bao gồm Nga, Iran, Ấn Độ, Bắc Triều Tiên và Nhật Bản. Nó có nguồn gốc từ Trung Quốc và phân bố rộng rãi ở khu vực Đông Bắc Trung Quốc, Tây Nam Trung Quốc, Bắc Trung Quốc, Đông Trung Quốc và Nam Trung Quốc. Nó thường mọc ở vùng đồng bằng, đồi núi, ven đường hoang vu. Thời gian ra hoa từ tháng 7 đến tháng 8 và thời kỳ đậu quả kéo dài từ tháng 9 đến tháng 10 ở Trung Quốc.

Bộ phận sử dụng

Quả và phần cây trên mặt đất là bộ phận thường được sử dụng làm thuốc. Thu hái quả khi chín phơi khô. Cây có thể thu hái quanh năm.

Thương nhĩ tử 2
Quả của cây ké đầu ngựa thường được dùng làm thuốc

Công dụng

Theo y học cổ truyền

Thương nhĩ tử theo Y học cổ truyền có vị cay, tính ôn và quy vào Tỳ, Phế. Có tác dụng trừ phong phát hãn, thanh nhiệt giải độc. Chủ trị các chứng: Nhức đầu chảy mũi do viêm xoang, chữa mụn nhọt, lở loét, mề đay, tràng nhạc, bướu cổ, đau khớp, thấp khớp, tay chân đau co rút.

Thương nhĩ tử 3
Theo Đông y, Thương nhĩ tử có thể chữa các bệnh lý ở da

Theo y học hiện đại

Tác dụng điều trị viêm mũi dị ứng

Nghiên cứu đã chứng minh Thương nhĩ tử có tác dụng điều trị viêm mũi dị ứng thông quá các cơ chế như ức chế histamin và TNF-α được giải phóng từ RPMC, điều chỉnh các phản ứng viêm và miễn dịch qua trung gian HMC-1- và PBMNC, ức chế histamin và cAMP được giải phóng từ RPMC, cải thiện các triệu chứng ở mũi thông qua chất chống dị ứng, IgE điều hòa giảm, chống viêm và giảm đau.

Thương nhĩ tử 4
Chiết xuất từ Thương nhĩ tử có thể điều trị bệnh viêm mũi dị ứng

Tác dụng chống ung thư

Tác dụng chống khối u cũng được coi là đặc tính dược lý chính của Thương nhĩ tử và đã được nghiên cứu rộng rãi về ung thư phổi, ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư ruột kết, ung thư gan, u màng não và bệnh bạch cầu.

Nghiên cứu chứng minh rằng, Thương nhĩ tử có vai trò trong điều trị ung thư phổi vì thành phần hóa học chính của Thương nhĩ tử là xanthatin, nó ức chế tăng trưởng của khối u bằng cách ức chế STAT3, GSK3β và-catenin. Kích hoạt tổn thương DNA qua trung gian Chk1 và gây mất ổn định Cdc25C thông qua sự thoái hóa lysosomal và tác dụng gây độc tế bào trên tế bào A549.

Thương nhĩ tử 5
Chiết xuất từ Thương nhĩ tử có tác dụng chống khối u

Tác dụng chống viêm, giảm đau

Nghiên cứu đã chứng minh tác dụng chống viêm của Thương nhĩ tử nhờ thành phần hóa học xanthatin. Xanthatin giảm đau, chống viêm bằng cách ức chế cả hoạt động tổng hợp PGE2 và 5-lipoxygenase. Hơn nữa, xanthatin còn ức chế sự biểu hiện TNF-α/IFN-γ do các chemokine Th2 (TARC và MDC) gây ra bằng cách ngăn chặn sự kích hoạt các con đường NF-κB, STAT1 và ERK-MAPK trong tế bào sừng HaCaT.

Tác dụng chống tăng lipid máu

Chiết xuất từ Thương nhĩ tử được chứng minh làm giảm lượng đường trong máu, cholesterol, triglyceride, LDL và tăng mức HDL.

Tác dụng bảo vệ dạ dày

Nghiên cứu chứng minh rằng, chiết xuất ethanol từ lá Thương nhĩ tử có tác dụng chống loét dạ dày và cơ chế bảo vệ dạ dày của nó có thể là do sửa chữa DNA, nhặt gốc tự do và điều hòa giảm stress oxy hóa và giảm cytokine.

Thương nhĩ tử 6
Chiết xuất từ Thương nhĩ tử có tác dụng bảo vệ dạ dày

Tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm

Xanthatin được phân lập từ lá của Thương nhĩ tử có hoạt tính mạnh mẽ chống lại Staphylococcus cholermidis, Bacillus cereus, Klebsiella pneumoniae, Pseudomonas aeruginosa và Salmonella typhi.

Ngoài ra, Thương nhĩ tử còn có khả năng ức chế tăng trưởng đáng kể đối với nhiều chủng nấm, chẳng hạn như A. niger, Aspergillus flavus, F. oxysporum, Fusarium solani, Alternaria alternata và Penicillium Digitatum.

Tác dụng trị đái tháo đường

Methyl-3,5-di- O-caffeoyl quinate được chiết xuất từ Thương nhĩ tử được chứng minh có khả năng chống lại các biến chứng tiểu đường mạnh mẽ thông qua sự ức chế cạnh tranh của aldose reductase (AR) và sự hình thành galactitol. Ngoài ra, có nghiên cứu cho rằng dịch chiết metanol từ quả thương nhĩ tử cũng có tác dụng ức chế α-glucosidase mạnh từ đó làm giảm đường huyết.

Thương nhĩ tử 7
Chiết xuất từ Thương nhĩ tử có tác dụng điều trị đái tháo đường

Hoạt động kháng vi-rút chống lại vi-rút

Nghiên cứu đã chứng minh rằng, Thương nhĩ tử có hoạt tính kháng vi-rút, nó chống lại vi-rút viêm gan B ở vịt và nó có thể trì hoãn những thay đổi bệnh lý. 

Ngoài ra, năm hợp chất đã được phân lập từ Thương nhĩ tử như norxanthantolide F, 2-deoxy-6-epi-parthemollin, xanthatin, threo-guaiacyl glycerol-8′-vanillic acid ether và caffeic acid ethyl ester có hoạt tính đáng chú ý chống lại virus cúm A.

Tác dụng điều trị viêm khớp

Chiết xuất từ Thương nhĩ tử làm giảm đáng kể tình trạng sưng khớp bàn chân. Sự sản xuất quá mức TNF-α và IL-1β đã bị ức chế đáng kể trong huyết thanh của tất cả những con chuột được điều trị bằng Thương nhĩ tử, và ngược lại IL-10 lại tăng lên rõ rệt. Mức COX-2 và 5-LOX cũng giảm khi điều trị bằng Thương nhĩ tử. Từ đó có thể thấy được, thương nhĩ tử có tiềm năng trong điều trị các bệnh lý viêm khớp.

Liều dùng & cách dùng

Liều dùng khoảng 3-10g trong ngày tùy tình trạng mỗi người mà tăng giảm liều.

Lưu ý

Mặc dù Thương nhĩ tử thường được sử dụng trong Y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh lý. Tuy nhiên, cần có một số lưu ý khi sử dụng Thương nhĩ tử như:

  • Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ Y học cổ truyền trong việc sử dụng Thương nhĩ tử để điều trị bệnh.
  • Chống chỉ định trong các trường đau đầu do Can phong nội động.
  • Phụ nữ có thai không nên sử dụng.
  • Không dùng chung với thịt lợn.
  • Không ăn lá non, quả non.

Thương nhĩ tử đã được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Nó được cho là có tác dụng sơ tán phong nhiệt, thanh nhiệt giải độc. Chiết xuất từ Thương nhĩ tử cũng có thể có vai như một chất điều trị viêm mũi dị ứng, chống viêm, giảm đau và chống khối u. 

Hầu hết các đặc tính này đã được xác nhận bằng các nghiên cứu dược lý cả trên mô hình động vật in vitro và in vivo cũng như các nghiên cứu lâm sàng. Tuy nhiên, việc sử dụng Thương nhĩ tử nên tuân theo chỉ định, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ nếu đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để tránh tương tác thuốc.

Thương nhĩ tử 8
Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ Y học cổ truyền trong việc sử dụng Thương nhĩ tử để điều trị bệnh 
Nguồn tham khảo
  1. Xanthium strumarium: https://www.botanyvn.com/
  2. Ké đầu ngựa-Xanthium strumarium , Asteraceae: https://mplant.ump.edu.vn/index.php/ke-dau-ngua-xanthium-strumarium-asteraceae/
  3. Inhibition of melanogenesis by Xanthium strumarium L: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/22484949/
  4. Traditional Uses, Botany, Phytochemistry, Pharmacology, Pharmacokinetics and Toxicology of Xanthium strumarium L.: A Review: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6359306/
  5. Anti-arthritic activity of Xanthium strumarium L. extract on complete Freund׳s adjuvant induced arthritis in rats: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24862493/