Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Tìm hiểu về hội chứng thiếu máu

Ngày 28/09/2017
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Nhiều người đi khám được bác sĩ chuẩn đoán là gặp phải hội chứng thiếu máu. Vậy bạn có biết hội chứng này là bệnh gì và các triệu chứng lâm sàng của nó như

Nhiều người đi khám được bác sĩ chuẩn đoán là gặp phải hội chứng thiếu máu. Vậy bạn có biết hội chứng này là bệnh gì và các triệu chứng lâm sàng của nó như thế nào không?

Tìm hiểu về hội chứng thiếu máu
Được bác sĩ chuẩn đoán là bị mắc hội chứng thiếu máu nhưng bạn đã biết về nó chưa?

1. Thế nào gọi là hội chứng thiếu máu?

Các nhà khoa học định nghĩa:

Hiện tượng thiếu máu là khi lượng huyết sắc tố và số lượng hồng cầu trong máu ngoại vi bị giảm sút. Từ đó, dẫn đến thiếu oxy cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể chúng ta, trong đó giảm huyết sắc tố có ý nghĩa quan trọng nhất.

Tổ chức Y tế Thế giới đã định nghĩa:

Khi mức độ huyết sắc tố lưu hành của một người được cho là mắc hội chứng thiếu máu sẽ thấp hơn mức độ của một người khoẻ mạnh cùng giới, cùng tuổi và cùng ở trong một môi trường sống.

Bởi vậy, thực chất thiếu máu chính là sự thiếu hụt lượng huyết sắc tố trong máu lưu hành. Số lượng hồng cầu là một chỉ số phản ánh không trung thành của thiếu máu. Vì nồng độ huyết sắc tố trung bình của mỗi hồng cầu và thể tích trung bình của hồng cầu dễ thay đổi theo tính chất thiếu máu, do những tác động của những yếu tố khác, chẳng hạn như tình trạng cô đặc máu (khi bị mất nước do ỉa lỏng, nôn, bỏng) hoặc máu bị hoà loãng…

2. Các triệu chứng lâm sàng của hội chứng thiếu máu

Triệu chứng cơ năng

Các biểu hiện của hội chứng thiếu máu:

  • Ù tai, hoa mắt, thường xuyên chóng mặt, nhất là khi thay đổi tư thế hoặc khi gắng sức. Có thể ngất lịm nhất là khi bị thiếu máu nhiều.
  • Nhức đầu, suy giảm trí nhớ, mất ngủ hoặc ngủ gà ngủ gật, thay đổi tính tình (hay cáu gắt), tê tay chân, giảm sút sức lao động chân tay và trí óc.
  • Hồi hộp, đánh trống ngực, khó thở, có thể bị đau vùng trước tim do thiếu máu cơ tim.
  • Đầy bụng, đau bụng, chán ăn ỉa lỏng hoặc táo bón.
Tìm hiểu về hội chứng thiếu máu
Thường xuyên đau đầu, suy giảm trí nhớ là biểu hiện tiêu biểu khi bị thiếu máu

Triệu chứng thực thể

  • Da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt: có thể kèm theo vàng da, niêm mạc có màu nhợt nhạt vì thiếu máu huyết tán; có thể kèm theo xạm da. Nên chú ý khám da ở vị trí da mỏng, trắng như mặt, lòng bàn tay, niêm mạc mắt, môi, lưỡi hoặc vòm miệng. Màu sắc của niêm mạc phản ánh trung thành hơn màu sắc của da.
  • Lưỡi: sẽ có màu nhợt nếu bạn bị hội chứng thiếu máu, có thể nhợt vàng trong huyết tán, bự bẩn do nhiễm khuẩn, hoặc lưỡi đỏ lừ và dày lên nếu bị hội chứng thiếu máu Biermer. Ngoài ra, cần chú ý các nốt chảy máu ở lưỡi, vì có thể kèm theo các bệnh xuất huyết, vết nứt, rộp, rách lưỡi trong các trường hợp thiếu vitamin B2…
  • Biểu hiện qua tóc, móng tay chân: Tóc rụng, móng tay giòn hơn và dễ gẫy, chân móng bẹt hoặc lõm, có màu đục, có khía, bở, dễ gãy, đặc biệt hay gặp trong thiếu máu thiếu sắt mạn tính.
  • Tim: Bắt mạch thấy nhanh, tim có tiếng thổi tâm thu thiếu máu, thường nghe rõ nhất ở giữa tim, có thể nghe thấy ở mỏm tim – đó là tiếng thổi cơ năng do máu loãng gây ra. Thiếu máu lâu có thể dẫn đến tình trạng suy tim.
Tìm hiểu về hội chứng thiếu máu
Hội chứng thiếu máu có thể dẫn tới bệnh suy tim nếu không điều trị sớm

Khi nghi ngờ mình bị hội chứng thiếu máu qua các triệu chứng nêu trên thì bạn nên thu xếp đi khám bệnh để có biện pháp điều trị thiếu máu kịp thời nhé!

Thanh Hoa

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Thiếu máu