Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Giải đáp thắc mắc stress có ảnh hưởng đến kinh nguyệt hay không?

Ngày 22/03/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Hiện nay, rất nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về mối quan hệ giữa stress và chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Vậy stress có ảnh hưởng đến kinh nguyệt như thế nào, hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây của chúng tôi.

Chu kỳ kinh nguyệt là điều vô cùng quan trọng đối với các chị em phụ nữ. Tuy nhiên những áp lực từ công việc và cuộc sống luôn khiến chị em phụ nữ gặp phải tình trạng stress. Vậy stress có ảnh hưởng đến kinh nguyệt hay không? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu giải đáp ngay thắc mắc này qua bài viết dưới đây nhé!

Vì sao stress có ảnh hưởng đến kinh nguyệt?

Giải đáp thắc mắc stress có ảnh hưởng đến kinh nguyệt hay không 1 Stress có ảnh hưởng đến kinh nguyệt như thế nào?

Stress là hệ quả thường thấy của mỗi chúng ta sau một sự việc tiêu cực. Đặc biệt đối với phụ nữ thì hiện tượng căng thẳng, stress kéo dài hoàn toàn có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt.

Có thể bạn chưa biết cơ chế stress gây rối loạn kinh nguyệt liên quan mật thiết với sinh lý các hormone trong cơ thể, đặc biệt là nội tiết tố nữ. Căng thẳng kéo dài sẽ tác động lên tuyến thượng thận, từ đó làm tăng tiết hormone cortisol. Chính hormone cortisol này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản sinh nội tiết tố nữ như estrogen và progesterone. 

Sự rối loạn của cả hai loại nội tiết tố này là nguyên nhân chính gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Có thể thấy, khi căng thẳng sẽ kích thích tuyến thượng thận tăng tiết cortisol. Đây là nguyên nhân chính gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ.

Tác hại của stress gây rối loạn kinh nguyệt

Giải đáp thắc mắc stress có ảnh hưởng đến kinh nguyệt hay không 2 Stress gây ra nhiều tác hại tiêu cực đến chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ

Chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe đặc biệt là sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ. Dưới đây là một số tác hại tiêu cực của stress đến chu kỳ kinh nguyệt.

Stress làm giảm tác dụng của insulin

Căng thẳng khiến cơ thể tăng tiết cortisol, từ đó gây ra những ảnh hưởng đến sự chuyển hóa đường của insulin và gây tăng đường huyết. Các hiện tượng này góp phần tác động làm gián đoạn quá trình rụng trứng và gây rối loạn kinh nguyệt của các chị em phụ nữ.

Làm giảm lượng hormone progesterone

Stress là nguyên nhân khiến lượng progesterone trong cơ thể bị ảnh hưởng, giảm so với bình thường. Chính sự thiếu hụt progesterone ngoài việc gây rối loạn kinh nguyệt đây còn là nguyên nhân chính gây nên bệnh lý vô sinh hiếm muộn.

Stress gây gián đoạn quá trình rụng trứng

Nếu phụ nữ chịu mức độ căng thẳng kéo dài, đặc biệt là stress trong thời gian rụng trứng thì cơ thể sẽ tiết ra cortisol làm gián đoạn hay nguy hiểm hơn là ngăn chặn quá trình trứng rụng gây rối loạn kinh nguyệt.

Gây rối loạn nội tiết tố

Chu kỳ kinh nguyệt chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của các nội tiết tố nữ. Việc stress, căng thẳng kéo dài làm rối loạn các nội tiết tố này và ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng, màu sắc và mùi của máu kinh nguyệt. Stress cũng là nguyên nhân chính khiến chu kỳ kinh dài ngắn thất thường.

Các biện pháp hạn chế stress gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt

Giải đáp thắc mắc stress có ảnh hưởng đến kinh nguyệt hay không 3 Những cách đơn giản giúp hạn chế stress gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt

Để làm giảm nguy cơ rối loạn kinh nguyệt do stress, căng thẳng kéo dài thì chị em có thể áp dụng những biện pháp dưới đây.

Sắp xếp công việc hợp lý

Những áp lực từ công việc là yếu tố có nguy cơ cao nhất khiến phụ nữ căng thẳng trầm trọng và kéo dài. Đặc biệt khi cơ thể đã quá mệt mỏi, tâm lý không vững mà vẫn phải gánh vác quá nhiều việc thì nguy cơ bị stress gây rối loạn kinh nguyệt rất cao.

Xây dựng lối sống lành mạnh

Để hạn chế stress gây rối loạn kinh nguyệt bạn nên xây dựng một thói quen sống lành mạnh.Việc này vừa giúp bạn có được một sức khỏe tốt, vừa tạo tâm lý thoải mái, và vui vẻ hơn. Xây dựng lối sống lành mạnh cũng giúp bạn điều hòa lại những bất thường của rối loạn kinh nguyệt gây ra.

Chú ý chế độ dinh dưỡng hàng ngày

Trong thực đơn hằng ngày các chị em nên bổ sung thêm các loại rau, củ, quả chứa nhiều vitamin C và các thực phẩm như gừng, mùi tây, quế, sữa chua, nghệ... Bên cạnh đó, việc bổ sung nước đầy đủ mỗi ngày cho cơ thể cũng giúp lưu thông tuần hoàn, ổn định đường huyết và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt hạn chế hiện tượng chậm kinh.

Duy trì chất lượng giấc ngủ

Chất lượng giấc ngủ là điều đặc biệt quan trọng với sức khỏe của mỗi chúng ta. Chính vì vậy việc đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya quá mức là những cách đơn giản giúp cơ thể thư giãn và tránh khỏi những nguy cơ gây căng thẳng, stress kéo dài. Bên cạnh đó, nếu bạn mắc bệnh mất ngủ thì nên tìm cách điều trị sớm vì mất ngủ cũng là nguyên nhân khá phổ biến gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi để giải đáp thắc mắc stress có ảnh hưởng đến kinh nguyệt hay không? Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về những tác hại của stress và các biện pháp đơn giản giúp hạn chế tình trạng stress kéo dài, giúp bạn mạnh khỏe hơn.

Minh Thúy

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm