Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Có nên bóc vảy môi khi môi khô, nứt nẻ không?

Ngày 25/11/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Môi nứt nẻ có thể xảy ra thường xuyên hơn khi thời tiết trở nên hanh khô. Ngoài ra, môi khô nứt nẻ có thể là biểu hiện của tình trạng thiếu nước của cả cơ thể hay thiếu vitamin. Vậy, khi môi khô, có nên bóc vảy môi khi môi khô, nứt nẻ không? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Môi khô nứt nẻ không phải tình trạng hiếm gặp, điều này xảy ra với hầu hết tất cả mọi người. Nhưng một số người có thể phát triển thành dạng nứt nẻ môi nghiêm trọng hơn. Vậy, có nên bóc vảy môi khi môi khô, nứt nẻ không? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu trả lời câu hỏi này qua bài viết dưới đây.

Các triệu chứng dễ nhận biết của môi nứt nẻ

Với môi khô nứt nẻ, bạn có thể dễ dàng nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Môi khô, bong tróc;
  • Loét, có vết nứt;
  • Sưng tấy, chảy máu.
Có nên bóc vảy môi khi môi khô nứt nẻ không? 1
Có nên bóc vảy môi khi môi khô nứt nẻ không? 

Nguyên nhân gây ra vảy trên môi?

Trước khi giải đáp về việc có nên bóc vảy môi hay không, hãy tìm hiểu vì sao môi lại bị khô, nứt nẻ và tróc vảy nhé! 

Môi không có tuyến bã nhờn tiết dầu như các vùng da khác của cơ thể. Điều này đồng nghĩa với việc môi dễ bị khô và nứt nẻ hơn. Độ ẩm xuống thấp, do thời tiết hay do chăm sóc cơ thể chưa tốt, có thể làm cho vấn đề này trở nên nghiêm trọng hơn.

Độ ẩm thấp trong không khí vào những ngày tháng mùa đông được cho là nguyên nhân gây khô, nứt nẻ môi. Tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời vào mùa hè cũng có thể khiến tình trạng này trở nên trầm trọng hơn.

Ngoài ra, một nguyên nhân phổ biến khác có thể khiến môi nứt nẻ là thói quen liếm môi vì nước bọt có thể làm mất đi độ ẩm của môi, khiến môi khô hơn.

Có nên bóc vảy môi khi môi khô nứt nẻ không? 2
Thời tiết hanh khô có thể khiến môi khô nhiều hơn

Các yếu tố nguy cơ khiến môi nứt nẻ

Tất cả mọi người đều có thể bị nứt nẻ môi, đặc biệt dễ hơn khi có làn da khô.

Bên cạnh đó, dùng một số loại thuốc cũng có thể làm tăng nguy cơ bị nứt nẻ môi. Các loại thuốc đó bao gồm: Vitamin A, retinoid, lithium (thường được sử dụng để điều trị rối loạn lưỡng cực), thuốc hóa trị ung thư.

Người bị mất nước hoặc suy dinh dưỡng, có tình trạng nhiễm trùng hay bệnh lý toàn thân nặng cũng dễ bị nứt nẻ môi hơn những người khác. Đối với những đối tượng này, thay vì chỉ cấp ẩm cho môi, điều quan trọng hơn cần làm là cần được chăm sóc y tế để điều trị các bệnh lý toàn thân.

Viêm môi tiếp xúc hoặc chàm môi: Thủ phạm của tình trạng này là các chất gây kích ứng, như chất bảo quản và thuốc nhuộm có trong các sản phẩm như son môi, kem đánh răng và một số loại thực phẩm.

Viêm môi Actinic: Bệnh lý này xảy ra do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều và thường xuyên. Bệnh thường gặp ở những người hay làm việc ngoài trời như nông dân, công nhân xây dựng, nhân viên cứu hộ.

Có nên bóc vảy môi không?

Mặc dù vảy có thể gây khó chịu nhưng điều quan trọng là không được bóc vảy. Vảy là cấu trúc giúp bảo vệ da non và vết thương khỏi bị nhiễm trùng, vì vậy việc để vảy tự lành, tự bong là điều cần thiết.

Tuy nhiên, bạn có thể làm một số việc để quá trình chữa lành diễn ra nhanh hơn. Sử dụng son dưỡng môi chống nắng có thể bảo vệ đôi môi của bạn khỏi ánh nắng mặt trời. Nếu vảy xuất hiện do da khô hoặc do cắn môi, liếm môi, bạn có thể thử thoa son dưỡng môi, sáp ong để môi trở nên mềm mại hơn.

Có nên bóc vảy môi khi môi khô nứt nẻ không? 3
Sử dụng son dưỡng duy trì độ ẩm cho môi vô cùng quan trọng

Cách điều trị và ngăn ngừa môi nứt nẻ

Môi nứt nẻ thường ở dạng nhẹ và có thể tự điều trị tại nhà. Nguyên tắc quan trọng nhất khi điều trị môi khô nứt nẻ là đảm bảo môi có đủ độ ẩm. Điều này có thể được thực hiện bằng cách:

  • Thoa son dưỡng môi cả ngày.
  • Uống nhiều nước hơn.
  • Sử dụng máy tạo ẩm tại nhà.
  • Tránh điều kiện thời tiết lạnh hoặc sử dụng khẩu trang khi thời tiết khô hanh.
  • Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, vì tia UV của mặt trời có thể gây nứt nẻ khô môi và lão hóa nhanh chóng. Hãy thoa son dưỡng môi có SPF tối thiểu 15 trước khi đi ra ngoài trời. Son dưỡng giúp duy trì độ ẩm cho môi đồng thời kem chống nắng giúp giảm thiểu tác động của ánh mặt trời tới môi.
  • Không cậy hoặc cắn bất kỳ vùng da bong tróc nào trên môi - điều này có thể làm chậm quá trình lành vết thương.

Khi nào tình trạng khô môi cần phải đi khám?

Nếu tình trạng khô và nứt nẻ không cải thiện khi tự chăm sóc, có thể bạn cần phải đến gặp các bác sĩ da liễu. Viêm môi thường là nguyên nhân khiến môi bị nứt nẻ nghiêm trọng. Một số dấu hiệu có thể thấy nếu bạn có viêm môi:

  • Môi có màu sẫm hơn bình thường;
  • Bề mặt sần sùi, có thể có vết loét;
  • Có mảng trắng trên bề mặt.

Viêm môi thường do nhiễm trùng hay các bệnh viêm nhiễm (chẳng hạn như bệnh Crohn). Người lớn và trẻ em chỉnh nha niềng răng, sử dụng răng giả hoặc núm vú giả có nguy cơ cao bị viêm môi hơn.

Có nên bóc vảy môi khi môi khô nứt nẻ không? 4
Nếu tình trạng khô môi không cải thiện khi tự điều trị, có thể bạn cần đến gặp bác sĩ

Bài viết trên của Nhà thuốc Long Châu đã cung cấp rất nhiều thông tin cho các độc giả về tình trạng môi khô nứt nẻ và trả lời câu hỏi: “Có nên bóc vảy môi khi môi bị khô, nứt nẻ không?”. Từ đó, giúp các bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này và có hướng chăm sóc đôi môi của mình tốt hơn.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm