Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Tìm hiểu về bệnh tăng huyết áp giả tạo

Ngày 28/11/2017
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Khi đo huyết áp thấy cao, có thể là tăng huyết áp giả tạo do những biểu hiện khá giống với tăng huyết áp thực sự. Có khoảng 10% người cao tuổi gặp phải tình

Khi đo huyết áp thấy cao, có thể là tăng huyết áp giả tạo do những biểu hiện khá giống với tăng huyết áp thực sự. Có khoảng 10% người cao tuổi gặp phải tình trạng dễ nhầm lẫn này.

Dễ nhầm lẫn giữa tăng huyết áp giả tạo và thật

Chỉ số huyết áp trung bình của người Việt Nam là 120/80mmHg nhưng mọi người thường gọi tắt là 12/8. Trong đó, 12 gọi là số huyết áp trên (tâm thu), 8 gọi là số huyết áp dưới (tâm trương). Hơn 10 năm trước đây, theo Tổ chức Y tế Thế giới, khi số huyết áp trên cao hơn 16 hoặc số huyết áp dưới cao hơn 9,5 được gọi là cao huyết áp. Riêng ở người cao tuổi, huyết áp trên 16-17 vẫn xem là bình thường, không cần điều trị.

Tìm hiểu về bệnh tăng huyết áp giả tạo
Khi đo huyết áp thấy cao có thể là tăng huyết áp thực sự nhưng một số lại là bệnh tăng huyết áp giả tạo

Nhưng theo quan niệm hiện nay, gọi là cao huyết áp khi số huyết áp trên cao hơn 14 hoặc số huyết áp dưới cao hơn 9. Và ở người cao tuổi, mức huyết áp trên khoảng 16-17 vẫn gây hại cho tim, não, mạch máu… nên phải điều trị để đưa huyết áp về dưới 14/9. Tuy nhiên, huyết áp đột ngột tăng vọt còn do những lý do khác.

Các triệu chứng này còn gặp trong nhiều bệnh khác, nên mọi người cần lưu ý khi đo huyết áp thấy cao có thể là tăng huyết áp thực sự nhưng một số lại là bệnh tăng huyết áp giả tạo. Nếu không xác định được cao huyết áp giả tạo mà điều trị như cao huyết áp thực sự có thể gây nhiều nguy hiểm cho người bệnh, đã có nhiều trường hợp tình trạng té ngã này đã gây chấn thương sọ não…

Nguyên nhân của bệnh tăng huyết áp giả tạo

Có một số trường hợp do hồi hộp lúc đến khám bệnh nên có thể khiến tim đập nhanh và làm cho chỉ số huyết áp tăng lên. Có nhiều trường hợp, chỉ số huyết áp trên có thể tăng cao từ 160 đến 180mmHg nhưng hiếm khi tăng đến 200mmHg. Trong thực tế, tăng huyết áp giả tạo luôn đi kèm với nhịp tim đập nhanh, người bệnh có cảm giác hồi hộp, đánh trống ngực… Nhưng sau khi trấn an và nghỉ ngơi khoảng 30 phút, huyết áp và nhịp tim sẽ trở lại bình thường. Cũng có nhiều trường hợp phải nghỉ đến vài giờ, số huyết áp trên mới về bình thường. Trong những trường hợp khó khăn hơn nữa, phải thực hiện đo huyết áp tại nhà mới xác định được tăng huyết áp giả tạo. Vì thế cần phải cân nhắc thật kỹ lưỡng chữa huyết áp cao giả và thật.

Ngoài ra có một nguyên nhân nữa là do xơ cứng động mạch cánh tay làm cho số huyết áp trên đo được cao hơn thực tế. Hiện tượng này có thể gặp ở 10% người già. Trong những trường hợp này, bác sĩ sẽ cho thực hiện một nghiệm pháp có tên là nghiệm pháp Osler để xác định tình trạng bệnh tăng huyết áp giả tạo ở người cao tuổi này.

Tìm hiểu về bệnh tăng huyết áp giả tạo
Xơ cứng động mạch cánh tay làm cho số huyết áp trên đo được cao hơn thực tế

Lưu ý

  • Nếu không xác định chính xác là tăng huyết áp giả tạo do những nguyên nhân đã nêu mà điều trị như cao huyết áp thực sự có thể gây nhiều nguy hiểm cho người bệnh.
  • Có nhiều trường hợp bị ngã trong tình trạng này đã gây chấn thương sọ não. Khi không xác định được là tăng huyết áp giả hay thật thì cần đến bác sĩ để xác định nguyên nhân chứ không được tự ý dùng thuốc.

Bảo Bảo

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm