Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Tác hại của ăn nhiều tinh bột đối với sức khỏe con người

Ngày 21/11/2017
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Tinh bột là một thành phần dinh dưỡng chủ chốt trong chế độ ăn uống hằng ngày. Tuy nhiên, tác hại của ăn nhiều tinh bột thì không phải ai cũng biết. 1. Tinh bột

Tinh bột là một thành phần dinh dưỡng chủ chốt trong chế độ ăn uống hằng ngày. Tuy nhiên, tác hại của ăn nhiều tinh bột thì không phải ai cũng biết.

1. Tinh bột là gì?

Tinh bột là hay còn được gọi là carbohydrate – là một trong ba thành phần dinh dưỡng thiết yếu của cơ thể, bên cạnh chất béo và protein. Tinh bột chứa hàm lượng calo cao và có thể làm tăng lượng đường trong máu bạn nếu tiêu thụ quá nhiều.

Tác hại của ăn nhiều tinh bột đối với sức khỏe con người 1
Các loại bánh thường chứa rất nhiều tinh bột.

2. Các loại thực phẩm giàu tinh bột 

Thực phẩm giàu tinh bột được tìm thấy với số lượng lớn trong thực đơn hàng ngày theo tiêu chuẩn của Mỹ cũng như các nước trên thế giới. Vào bữa sáng, có ngũ cốc, bánh mì nướng, bánh muffins, bánh sừng bò và bột yến mạch là các loại thực phẩm có nhiều tinh bột nhất. Ở Việt Nam thì có cơm, phở, bún, miến,… Vào bữa trưa và bữa tối, khoai tây chiên, khoai tây nghiền, khoai tây nướng, gạo, mì ống, các loại đậu, bánh pizza, ngô,.. rất giàu tinh bột. Nhiều thực phẩm ăn nhẹ trong chế độ ăn uống hằng ngày cũng chứa nhiều tinh bột chẳng hạn như bánh quy, bánh gạo và các loại snack ăn vặt. Chính vì không lường trước được tác hại của ăn nhiều tinh bột, rất nhiều người đã mắc phải các bệnh lý khác nhau.

3. Tác hại của ăn nhiều tinh bột mà bạn nên biết

Tăng hàm lượng đường trong máu

Mặc dù hầu hết mọi người tin rằng chỉ đường mới có thể làm tăng hàm lượng đường trong máu, song tinh bột cũng có tác động như vậy đến cơ thể của bạn. Tinh bột được sinh ra từ một phân tử glucose dài và khi nó được tiêu hóa sẽ chuyển hóa thành đường. Tác hại của ăn nhiều tinh bột sẽ biểu hiện khi làm cho lượng đường trong máu tăng nhanh và sau đó lại giảm. Những biến động này gây ảnh hưởng đến năng lượng của cơ thể, khiến bạn rơi vào cảm giác đói và thèm ăn, muốn ăn nhiều hơn. Hơn nữa, nếu trước đây bạn từng hoặc đang bị bệnh tiểu đường, đái tháo đường hay hạ đường huyết, thì tác hại của ăn nhiều tinh bột còn trầm trọng hơn khi làm tăng lượng đường trong máu và làm cho việc điều trị của bạn trở nên khó khăn hơn. 

Tăng cân

Tác hại của ăn nhiều tinh bột đối với sức khỏe con người 2
Ăn quá nhiều tinh bột không tốt cho kế hoạch giữ dáng của bạn.

Ăn quá nhiều bất cứ thứ gì, trong đó có tinh bột, có thể dẫn đến tăng cân. Tinh bột là một carbohydrate, chứa 4 calo/gam. Hơn nữa, nhiều thực phẩm có nhiều tinh bột, đặc biệt là những đồ đã qua chế biến, có thể gây nghiện và làm cho bạn muốn ăn nhiều hơn. Tinh bột và đường khi nạp quá nhiều sẽ dễ dàng chuyển thành chất béo, đặc biệt là khi đi kèm với nồng độ insulin cao do tăng lượng đường trong máu. Sau khi được chuyển thành chất béo, tinh bột dư thừa được lưu trữ trong phần chất béo của cơ thể để sử dụng cho sau này làm bạn tăng cân.

Lời khuyên: Bạn nên giảm lượng tinh bột trong chế độ ăn uống hằng ngày

Để tránh tác hại của ăn nhiều tinh bột gây ra, hãy thử giảm lượng tinh bột, lượng đường bạn ăn mỗi ngày để đem lại hiệu quả tốt nhất, theo dõi xem sự điều chỉnh đó ảnh hưởng như thế nào tới sức khoẻ và có đem lại cảm giác thoải mái hơn không. Bắt đầu bằng cách loại bỏ tất cả các thực phẩm chế biến và thực phẩm làm từ ngũ cốc tinh chế, trong đó bao gồm hầu hết các thực phẩm đóng gói sẵn và tiện lợi được tìm thấy tại các cửa hàng tạp hóa. Thực hiện theo chế độ ăn ít tinh bột trong một vài tuần và xem liệu bạn có nhận thấy bất kỳ sự cải thiện nào về năng lượng và trọng lượng của cơ thể hay không.

Tác hại của ăn nhiều tinh bột đối với sức khỏe con người 3
Nên bổ sung nhiều trái cây và tinh bột tốt cho cơ thể.

Sức khỏe bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi tác hại của ăn nhiều tinh bột. Song, hãy nhớ rằng không nên cắt bỏ hoàn toàn tinh bộ khỏi chế độ ăn uống mà nên từ từ giảm dần và thay bằng các loại tinh bột tốt như: gạo lứt, yến mạch, khoai, trái cây,…

Phương Linh

Nguồn: Livestrong

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm