Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Phương pháp test nhanh tiểu đường có chính xác không?

Ngày 25/04/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Khi nói đến chăm sóc sức khỏe và kiểm tra tiểu đường, việc sử dụng phương pháp test nhanh là một lựa chọn phổ biến. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn thắc mắc về độ chính xác của phương pháp này. Liệu test nhanh tiểu đường có chính xác không? Đây là một trong những câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Nếu bạn đang tìm kiếm các thông tin về câu hỏi “Phương pháp test nhanh tiểu đường có chính xác không?” thì bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin về các xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán đái tháo đường, cũng như các ưu và nhược của phương pháp test nhanh giúp bạn giải đáp thắc mắc của mình.

Tổng quan về đái tháo đường

Số người mắc bệnh tiểu đường đã tăng từ 108 triệu năm 1980 lên 422 triệu vào năm 2014. Tỷ lệ mắc bệnh này tăng nhanh hơn ở các nước có thu nhập thấp và trung bình so với các nước có thu nhập cao.

Đái tháo đường là gì?

Bệnh tiểu đường là một căn bệnh xảy ra khi lượng đường (glucose) trong máu của bạn quá cao. Glucose là nguồn năng lượng chính của cơ thể và cơ thể có thể tạo ra glucose, nhưng phần lớn lượng glucose đến từ thực phẩm. 

Thông thường, tuyến tụy bài tiết insulin giúp glucose đi vào tế bào, tuy nhiên, ở bệnh nhân đái tháo đường, cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không sử dụng insulin đúng cách dẫn đến đường huyết tăng cao.

phuong-phap-test-nhanh-tieu-duong-co-chinh-xac-khong 1
Đái tháo đường là gì?

Các dấu hiệu phổ biến của bệnh lý đái tháo đường, bao gồm:

  • Cảm thấy rất khát;
  • Nhu cầu đi tiểu nhiều;
  • Mờ mắt;
  • Cảm thấy mệt;
  • Giảm cân ngoài ý muốn.

Phân loại đái tháo đường

Bệnh tiểu đường loại 1

Bệnh tiểu đường loại 1 (trước đây gọi là bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin) là tình trạng sản xuất insulin bị thiếu hụt và cần phải bổ sung insulin hàng ngày để duy trì đường huyết ở mức ổn định.

Bệnh tiểu đường loại 2

Hơn 95% người bệnh tiểu đường mắc là tiểu đường loại 2. Bệnh tiểu đường loại 2 trước đây được gọi là bệnh không phụ thuộc insulin và thường khởi phát ở người trưởng thành.

Bệnh tiểu đường loại 2 ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường (glucose) làm năng lượng. Theo thời gian, bệnh tiểu đường loại 2 có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho cơ thể, đặc biệt là dây thần kinh và mạch máu. Bệnh tiểu đường loại 2 có thể dự phòng được. Các yếu tố góp phần phát triển bệnh tiểu đường loại 2 bao gồm thừa cân, lối sống và chế độ ăn uống.

Chẩn đoán sớm căn bệnh này là rất quan trọng để ngăn ngừa những ảnh hưởng xấu nhất của bệnh tiểu đường loại 2. Cách tốt nhất để phát hiện bệnh sớm là kiểm tra tổng quát và xét nghiệm máu trong các đợt khám sức khỏe định kỳ. 

Đái tháo đường thai kỳ

Bệnh lý đái tháo đường thai kỳ là tình trạng đường huyết cao hơn so với giá trị đường huyết ở mức bình thường nhưng thấp hơn mức được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường trong thai kỳ.

phuong-phap-test-nhanh-tieu-duong-co-chinh-xac-khong 2
Đái tháo đường thai kỳ thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai từ tuần 24 đến 28

Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ có nguy cơ cao bị biến chứng khi mang thai và khi sinh. Những phụ nữ này và có thể cả con cái của họ cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 trong tương lai.

Bệnh tiểu đường thai kỳ thường được chẩn đoán bởi bác sĩ thông qua việc sàng lọc trước sinh thay vì các triệu chứng thường gặp.

Phương pháp test nhanh tiểu đường có chính xác không?

Các phương pháp chẩn đoán đái tháo đường

Đo đường huyết lúc đói

Mẫu máu sẽ được lấy sau khi bạn nhịn ăn vào đêm hôm trước. Mức đường huyết lúc đói dưới 5,6 mmol/L (100 mg/dL) là bình thường. Mức đường huyết lúc đói từ 5,6 đến 6,9 mmol/L (100 đến 125 mg/dL) được coi là tiền tiểu đường. Nếu kết quả là 7 mmol/L (126 mg/dL) hoặc cao hơn trong hai lần xét nghiệm riêng biệt thì có thể chẩn đoán tiểu đường.

Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên

Bạn sẽ được đo lượng đường huyết vào một thời điểm ngẫu nhiên, bất kể thời điểm lần cuối bạn có sử dụng thực phẩm. Nếu mức đường trong máu ở mức 200 mg/dL (11,1 mmol/L) hoặc cao hơn sẽ gợi ý bệnh tiểu đường.

Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống

Khi thực hiện xét nghiệm này, người thực hiện được yêu cầu nhịn ăn qua đêm và lượng đường trong máu lúc đói sẽ được đo vào ngày hôm sau. Sau đó, người thực hiện được yêu cầu uống một cốc nước đường và thực hiện đo lượng đường trong máu trong hai giờ tiếp theo. Nếu lượng đường trong máu dưới 7,8 mmol/L (140 mg/dL) là bình thường. Khi kết quả trên 11,1 mmol/L (200 mg/dL) sau hai giờ có thể chẩn đoán tiểu đường. Trong trường hợp, lượng đường huyết trong khoảng từ 7,8 mmol/L đến 11,0 mmol/L (140 đến 199 mg/dL) có nghĩa là bạn bị tiền tiểu đường.

phuong-phap-test-nhanh-tieu-duong-co-chinh-xac-khong 3
Đường huyết được đo ngẫu nhiên vào một thời điểm bất kỳ

HbA1C

Giá trị HbA1C trước đây không được khuyến nghị để chẩn đoán bệnh tiểu đường do sự thay đổi trong xét nghiệm HbA1C. Tuy nhiên, chương trình Tiêu chuẩn hóa Glycohemoglobin Quốc gia (NGSP) đã tiêu chuẩn hóa hơn 99% xét nghiệm được sử dụng ở Hoa Kỳ theo tiêu chuẩn Thử nghiệm Biến chứng và Kiểm soát Bệnh Tiểu đường (DCCT). Một chương trình kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt đã nâng cao độ chính xác của các xét nghiệm tại Hoa Kỳ và nhiều xét nghiệm quốc tế.

Ngoài ra còn có một số lợi thế của xét nghiệm HbA1C so với xét nghiệm glucose huyết tương là xét nghiệm này thuận tiện hơn cho bệnh nhân (vì không cần chuẩn bị trước khi xét nghiệm), đồng thời có thể dự đoán các biến chứng của bệnh tiểu đường. 

Bên cạnh đó, HbA1c cho biết được mối tương quan giữa mức HbA1C với nồng độ glucose trung bình. Việc chỉ số HbA1C dùng để xác định bệnh nhân bị suy giảm khả năng điều hòa glucose được lấy dữ liệu từ NHANES 2005 đến 2006. So với các điểm cắt khác, điểm cắt A1C là 5,7% (39 mmol/mol) có độ nhạy tốt nhất (39%) và độ đặc hiệu (91%) để xác định các trường hợp có tình trạng suy giảm đường huyết lúc đói (Đường huyết lúc đói ≥100 mg/dL (5,6 mmol/L)).

Nếu HbA1C không có sẵn hoặc kết quả không phù hợp (ví dụ: Do tốc độ luân chuyển hồng cầu nhanh ở bệnh nhân mắc bệnh thiếu máu), có thể dùng xét nghiệm glucose (Đường huyết lúc đói, xét nghiệm dung nạp glucose đường uống trong hai giờ) để chẩn đoán. 

Phương pháp test nhanh tiểu đường có chính xác không?

Test nhanh tiểu đường có chính xác không? Test nhanh tiểu đường là một phương pháp đo lượng đường huyết nhanh chóng tại nhà. Tuy nhiên, phương pháp không thể cho kết quả hoàn toàn chính xác do sự tác động từ nhiều yếu tố như thời điểm đo, chế độ ăn uống trong ngày và tình trạng sức khỏe. Vì vậy, trong mọi trường hợp, nếu bạn đang nghi ngờ hoặc muốn kiểm tra lượng đường huyết của mình thì hãy thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín, có trang bị đầy đủ các trang thiết bị hỗ trợ cho việc xác định lượng đường huyết và chẩn đoán bệnh lý đái tháo đường.

phuong-phap-test-nhanh-tieu-duong-co-chinh-xac-khong 4
Phương pháp test nhanh tiểu đường có chính xác không?

Biện pháp phòng ngừa đái tháo đường

Để phòng ngừa bệnh lý đái tháo đường, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau:

  • Quản lý cân nặng hợp lý.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng.
  • Xây dựng lối sống năng động, thường xuyên tham gia hoạt động thể chất.
  • Hạn chế sử dụng thuốc lá và các thức uống có chứa cồn.
  • Theo dõi tình trạng sức khỏe bản thân thông qua việc thăm khám sức khỏe định kỳ.

Bài viết đã cung cấp các thông tin liên quan đến câu hỏi “Phương pháp test nhanh tiểu đường có chính xác không?”. Qua bài viết, phương pháp test nhanh tiểu đường đóng vai trò quan trọng trong việc sàng lọc và xác định nguy cơ mắc bệnh. Mặc dù, phương pháp có thể cung cấp kết quả nhanh chóng và thuận tiện, nhưng độ chính xác của phương pháp này có thể không cao như các phương pháp xét nghiệm tại cơ sở y tế. Vì vậy, đối với những người có nguy cơ cao hoặc nghi ngờ về tiểu đường, việc tham khảo ý kiến của bác sĩ và làm các xét nghiệm cần thiết là quan trọng để bảo vệ sức khỏe. Cám ơn bạn đã đọc qua bài viết!

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm