Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Phthalates là gì? Phthalates có gây hại cho cơ thể không?

Ngày 19/03/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Phthalates là gì? Chắc hẳn không ít người đã từng nghe qua Phthalates thông qua bảng thành phần đồ chơi, mỹ phẩm, chất tẩy rửa và thậm chí cả thực phẩm. Hóa chất này được gọi là chất làm dẻo vì nó làm cho nhựa dẻo hơn và ít bị gãy hơn. Nhiều người lo ngại loại hóa chất này có thể gây hại cho sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ em.

Phthalates là một trong những nhóm hóa chất làm cho nhựa dẻo hơn và ít giòn hơn. Phthalates thường được sử dụng trong nhựa polyvinyl clorua (nhựa PVC) để sản xuất các sản phẩm như màng, bao bì nhựa, đồ chơi bơm hơi, hộp đựng máu, thậm chí là đồ chơi trẻ em. Vậy, Phthalates là gì? Phthalates có gây hại cho cơ thể hay không? Hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Phthalates là gì?

Phthalates là một nhóm hóa chất được sử dụng phổ biến để làm cho nhựa dẻo, ít giòn hơn. Cách hoạt động của chúng như chất kết dính hoặc dung môi. Phthalates còn được biết đến là chất làm dẻo. Chúng được tìm thấy trong nhiều loại sản phẩm và lần đầu tiên được giới thiệu vào những năm 1920 dưới dạng chất phụ gia cho các sản phẩm y tế như: Polyvinyl clorua (PVC), thuốc chống côn trùng,... 

Có thể sẽ khó hình dung được Phthalates là gì? Nhưng chúng luôn hiện diện xung quanh chúng ta, chẳng hạn như: Phthalates được tìm thấy trong nhiều loại mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc cá nhân (dầu gội, nước hoa, sơn móng tay, keo xịt tóc, băng vệ sinh,...), sàn vinyl, rèm mini và giấy dán tường, áo mưa, thiết bị và vật tư y tế (chẳng hạn như túi đựng máu, ống IV), ống nhựa, rèm tắm, màng nhựa và bao bì thực phẩm, dược phẩm, chất bôi trơn và sản phẩm tẩy rửa. Phthalates còn được cho là xâm nhập vào thực phẩm thông qua nhựa trong các cơ sở sản xuất và đóng gói thực phẩm.

Phthalates là gì? Phthalates có gây hại cho cơ thể không? 1
Phthalates là gì? Đây là cấu trúc hóa học chung của nhóm hóa chất được sử dụng để làm cho nhựa dẻo, ít giòn hơn

Cách Phthalates xâm nhập vào cơ thể chúng ta

Sau khi tìm hiểu qua Phthalates là gì thì sau đây là cách mà Phthalates xâm nhập vào cơ thể của chúng ta. Phthalates có ở mọi nơi, cả người lớn hay trẻ em đều có khả năng tiếp xúc với chúng. Sau đây là cách mà Phthalates xâm nhập vào cơ thể của chúng ta:

  • Nuốt nhầm đồ vật: Nếu trẻ ngậm hoặc nhai những đồ vật có chứa chất làm dẻo như núm vú, đồ chơi nhựa hoặc mút ngón tay khi cầm những đồ chơi này thì hóa chất có thể xâm nhập vào cơ thể trẻ. Trẻ em đặc biệt dễ bị nhiễm Phthalates vì ​​chúng thường hít phải hoặc cho đồ vật vào miệng khi chúng chơi với những đồ vật có chứa Phthalate. Chẳng hạn như: Đất sét polymer, đây là đồ chơi được làm từ nhựa PVC. Ngoài ra, người lớn cũng có thể nuốt phải Phthalate khi ăn thức ăn bị nhiễm một số loại bao bì thực phẩm hoặc uống đồ uống từ chai nhựa, khiến hóa chất ngấm vào thức ăn hoặc chất lỏng trong chai.
  • Thẩm thấu: Phthalates được tìm thấy trong chất khử mùi, sơn móng tay, keo xịt tóc, nước hoa, kem và bột phấn (kể cả phấn trẻ em). Các hóa chất trong những sản phẩm này có thể được hấp thụ, thẩm thấu qua da và đi vào máu. Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nhi khoa số tháng 2/2008, các nhà nghiên cứu từ Bệnh viện Nhi đồng Seattle, Đại học Washington và Đại học Rochester phát hiện ra rằng các bà mẹ sử dụng các sản phẩm chăm sóc trẻ sơ sinh hiện đại như nước thơm, dầu gội và phấn rôm cho trẻ có có nhiều khả năng tiếp xúc với Phthalate hơn những đứa trẻ không sử dụng những sản phẩm này.

Ngoài ra, Phthalates cũng xâm nhập vào cơ thể thông qua thiết bị y tế, như ống thông và thiết bị truyền dịch, được sản xuất từ PVC (polyvinyl clorua hoặc vinyl). Chính vì thế, Phthalate có thể thấm vào các chất dịch cơ thể được lưu trữ như máu, huyết tương và dịch truyền tĩnh mạch để vào cơ thể.

Phthalates là gì? Phthalates có gây hại cho cơ thể không? 2
Phthalates được tìm thấy trong chất khử mùi, sơn móng tay, keo xịt tóc, nước hoa, kem và bột phấn

Phthalates có gây hại cho cơ thể không?

Mặc dù tác dụng của Phthalate đối với con người chưa được nghiên cứu rộng rãi nhưng chúng được coi là hóa chất gây rối loạn nội tiết (EDC) có thể làm thay đổi sự cân bằng nội tiết tố và gây ra các vấn đề về sức khỏe sinh sản, sự phát triển và các vấn đề khác. Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Hoa Kỳ cho biết trong một báo cáo đánh giá rủi ro năm 2008 rằng họ đã tìm thấy mối liên hệ với các khiếm khuyết về bộ phận sinh dục gây giảm số lượng tinh trùng và rối loạn nội tiết tố có thể gây khuyết tật và vô sinh.

Theo hai nghiên cứu gần đây của Đại học Harvard, việc tiếp xúc với Phthalates có thể làm tăng nguy cơ sảy thai và tiểu đường thai kỳ ở phụ nữ mang thai. Ở trẻ sơ sinh và trẻ em, Phthalate có liên quan đến dị ứng, dị tật sinh sản nam giới, dậy thì sớm, bệnh chàm, hen suyễn, chỉ số IQ thấp hơn. Ở Hoa Kỳ, việc tiếp xúc với một số Phthalate có thể gây hại cho tuyến giáp, gan, thận và hệ miễn dịch. Báo cáo rủi ro năm 2014 của Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng liên quan đến Phthalate, bao gồm DEHP, một trong những Phthalate được sử dụng phổ biến nhất, đã được Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) phân loại là chất gây ung thư.

Tác hại của Phthalates đối với sức khỏe con người vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên, nó ảnh hưởng đến các nhóm người khác nhau theo những cách khác nhau. Sau đây là một vài cách giúp cơ thể tránh tiếp xúc với Phthalates:

  • Phthalates thường được viết tắt là “DHEP hoặc DiBP”, chính vì thế chúng ta không nên chọn những sản phẩm có ghi ký hiệu này và đọc kỹ nhãn khi muốn mua sản phẩm.
  • Nên sử dụng hộp đựng thực phẩm bằng nhựa an toàn hoặc thủy tinh, không chứa Phthalate.
  • Tránh thức ăn nhanh vì bao bì có thể gây hại.
  • Nếu cần điều trị, hãy sử dụng các thiết bị y tế không chứa Phthalate.

Tác hại của Phthalate vẫn chưa được nghiên cứu và xác nhận rõ ràng, vì vậy trước khi tìm ra tác hại rõ ràng của loại hóa chất này thì cách tốt nhất là chúng ta nên tránh sử dụng các sản phẩm có chứa Phthalate.

Phthalates là gì? Phthalates có gây hại cho cơ thể không? 3
Nên sử dụng hộp đựng thực phẩm bằng nhựa an toàn hoặc thủy tinh, không chứa Phthalate

Hy vọng qua những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu được Phthalates là gì hoặc biết được cách mà Phthalates xâm nhập và âm thầm gây hại cho cơ thể của chúng ta. Để từ đó chúng ta biết cách chủ động loại bỏ Phthalates và phòng tránh chúng trong cuộc sống hàng ngày. Chúc bạn sức khỏe!

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm