Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Người bệnh tăng huyết áp nên sinh hoạt như thế nào?

Ngày 20/12/2017
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Huyết áp tăng cao hay giảm là tùy theo sự thay đổi của tinh thần và tình trạng cơ thể. Do đó, nếu biết áp dụng đúng cách sinh hoạt thì có thể hoàn toàn

Huyết áp tăng cao hay giảm là tùy theo sự thay đổi của tinh thần và tình trạng cơ thể. Do đó, nếu biết áp dụng đúng cách sinh hoạt thì có thể hoàn toàn kiểm soát bệnh tăng huyết áp hiệu quả.

1. Đối tượng nào dễ bị tăng huyết áp?

Có mấy cấp độ tăng huyết áp?

Ở người bình thường, chỉ số huyết áp thường dưới 120/80mmHg. Bệnh tăng huyết áp là gì? Là khi chỉ số huyết áp cao hơn chỉ số của người bình thường. Có 3 mức độ bệnh tăng huyết áp:

-Tăng độ I: khi huyết áp từ 140 – 159/90 – 99mmHg

-Tăng độ I: khi huyết áp từ 160 – 179/100 – 109mmHg

-Tăng huyết áp độ III: khi huyết áp từ 180/110mmHg trở lên.

Đối tượng nào dễ bị bệnh tăng huyết áp?

Các thống kê cho thấy rằng, những người bị bệnh đái tháo đường, nghiện thuốc lá, rượu có tỉ lệ bị tăng huyết áp huyết áp cao hơn những người không bị bệnh đái tháo đường hoặc không nghiện rượu hoặc thuốc lá.

Những người cao tuổi bị tăng mỡ máu (cholesterol, trygliceride) hay xơ vữa động mạch thì tỉ lệ bị tăng huyết áp cũng cao hơn. Ngoài ra, bệnh tăng huyết áp còn gặp ở những người cao tuổi ít vận động (tuổi cao, sức yếu), béo phì, có thói quen ăn mặn, bị các tác động xấu về tâm lý kéo dài (từ gia đình, bạn bè, xã hội…).

Người bệnh tăng huyết áp nên sinh hoạt như thế nào?
Người bị mỡ máu, béo phì là đối tượng dễ bị tăng huyết áp

Tuy nhiên, để đánh giá có bị bệnh tăng huyết áp hay không thì phải được đo huyết áp đúng chuẩn. Nên máy dùng để đo huyết áp cần có độ chính xác cao, tốt nhất là máy có cột thủy ngân hoặc máy đo áp lực, có tai nghe và phải là người biết đo huyết áp.

2. Người bệnh tăng huyết áp nên sinh hoạt như thế nào?

Người bệnh khi tìm hiểu bệnh tăng huyết áp là gì? có nằm trong nhóm đối tượng dễ bị bệnh huyết áp hay không? Thì nên đi thăm khám bác sĩ để biết chính xác nhất. Sau đó, cùng với kết hợp điều trị, người bệnh huyết áp phải có chế độ sinh hoạt riêng, giúp điều hòa huyết áp.

-Chú ý phòng lạnh – giữ ấm, tránh gió lạnh.

-Nghiêm khắc hạn chế số lượng muối nạp vào cơ thể, mỗi ngày không nên nạp quá 6g. Nên bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt nạc, cá, sữa và chế phẩm từ đậu. Hạn chế ăn những món ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, không hút thuốc, hạn chế uống rượu và nên giữ cho đại tiện được thông suốt.

-Kiên trì tập luyện thể thao để nâng cao khả năng chống lạnh, cố gắng hết sức để tham gia một số môn thể thao ngoài trời nhẹ nhàng có lợi cho huyết áp như đi bộ, tập thái cực quyền và khí công…

-Khống chế tâm trạng suy nghĩ, tránh để thể lực và tinh thần rơi vào tình trạng quá mệt mỏi. Đặc biệt không tức giận và lo lắng cực độ vì có thể gây ra đứt mạch máu não. Cần duy trì tâm trạng lạc quan vui vẻ, nhưng không được quá vui vẻ, quá tức giận, lo lắng, buồn phiền hay bi thương, sợ hãi.

-Kiên trì uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, duy trì huyết áp ổn định. Người bị bệnh cao huyết áp uống thuốc hạ huyết áp thì không nên tuỳ tiện dừng uống, bởi sẽ dễ tăng huyết áp đột biến sau 40 giờ ngừng uống thuốc.

Người bệnh tăng huyết áp nên sinh hoạt như thế nào?
Giữ cho tâm trạng luôn thoải mái, ăn uống đúng nguyên tắc cho người tăng huyết áp

Một số chế độ sinh hoạt và nguyên tắc cho người bệnh tăng huyết áp mà bạn phải lưu ý, nhớ thực hiện. Tránh những biến chứng khôn lường của bệnh tới sức khỏe, thậm chí tính mạng nhé.

Thanh Hoa

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Huyết áp