Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Dùng sữa rửa mặt bị rát: Nguyên nhân và cách khắc phục

Ngày 19/04/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Sữa rửa mặt là sản phẩm làm sạch da quen thuộc với hầu hết chúng ta. Tuy nhiên, cũng có những người dùng sữa rửa mặt bị rát nên hoài nghi về độ an toàn của sản phẩm. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng da mặt bị rát sau khi dùng sữa rửa mặt nhé!

Ngoài dùng sữa rửa mặt bị nổi mụn, một số người còn gặp tình trạng dùng sữa rửa mặt bị rát. Liệu nguyên nhân của tình trạng này có phải do sữa rửa mặt gây tổn hại đến lớp bảo vệ da hay còn lý do nào khác? Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu thật chi tiết về nguyên nhân và cách khắc phục nếu bạn đang trong tình trạng bị rát mặt sau khi dùng sữa rửa mặt nhé!

Dùng sữa rửa mặt bị rát - Tình trạng không hiếm gặp

Tình trạng da mặt bị căng rát sau khi dùng sữa rửa mặt thực tế không phải tình trạng hiếm gặp. Đó là cảm giác xuất hiện ngay sau khi bạn rửa mặt xong và bạn cảm nhận rõ rệt da bị căng hơn, hơi rát thậm chí hơi châm chích. Cùng với đó là cảm giác da khô hơn bình thường, bạn dùng tay xoa lên bề mặt da có thể thấy da nhám hơn chứ không mướt mịn như trước.

Ở một số người dùng, ngoài cảm giác khô rát còn có một số triệu chứng khác xuất hiện như:

  • Khi da đã khô hoàn toàn sau lúc rửa mặt, bạn có thể quan sát thấy những mảnh da nhỏ bong tróc, sần sùi.
  • Một số người còn gặp tình trạng da ửng đỏ hoặc nổi mẩn đỏ.
  • Da mặt có thể bị ngứa, châm chích và nổi mụn li ti.
  • Vì bề mặt da bị khô nên da cũng tăng tiết dầu nhờn để cân bằng độ ẩm trên da.
Dùng sữa rửa mặt bị rát: Nguyên nhân và cách khắc phục 1
Tùy mỗi người dùng, mức độ khô rát và kích ứng có thể khác nhau

Nguyên nhân dùng sữa rửa mặt bị rát da

Có thể kể đến những nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến tình trạng dùng sữa rửa mặt bị rát da như:

Lựa chọn sữa rửa mặt không phù hợp

Việc lựa chọn sữa rửa mặt không phù hợp có thể bao gồm việc: Chọn loại sữa rửa mặt không hợp với loại da và tình trạng da của bạn hoặc chọn sữa rửa mặt không tốt. Những sản phẩm sữa rửa mặt không tốt sẽ chứa độ pH cao, không tương thích với độ pH tự nhiên của da (khoảng 4.7 - 5.5). Những sản phẩm có độ pH cao sẽ gây khô da, có tính tẩy khá mạnh làm mất đi lớp màng bảo vệ tự nhiên ngoài cùng của da gây triệu chứng khô rát, ửng đỏ.

Ngoài ra, sữa rửa mặt kém chất lượng cũng có thể chứa những thành phần có hại cho da mặt như: Paraben, Methylparaben, Petrolatum, Propylene glycol, Triethanolamine, Dipropylene glycol, Phenoxyethanol, Fragrance… Những thành phần này xuất hiện với hàm lượng quá cao cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến bề mặt da. Trong thời gian dài, chúng có thể bào mòn bề mặt da.

Da mặt bị dị ứng sữa rửa mặt

Một số người sở hữu làn da mỏng manh, nhạy cảm sẽ dễ bị dị ứng mỹ phẩm. Dị ứng sữa rửa mặt thường gặp nhất khi bạn mới bắt đầu sử dụng sữa rửa mặt hoặc khi bạn đột ngột đổi loại sữa rửa mặt. Dấu hiệu da dị ứng sữa rửa mặt thường gặp nhất là da ngứa ngáy, đỏ rát, nổi mụn li ti, sần sùi. Một số người xuất hiện những mảng da khô bong tróc kèm cảm giác ngứa rát. Có người lại xuất hiện mụn viêm, mụn bọc

Dùng sữa rửa mặt bị rát: Nguyên nhân và cách khắc phục 2
Các triệu chứng dị ứng sữa rửa mặt khá điển hình

Làm sạch da không đúng cách

Có những sai lầm khi rửa mặt khiến da bạn bị tổn thương như: Chà xát lên da quá mạnh, rửa mặt bằng sữa rửa mặt quá nhiều lần trong ngày, không cân bằng da bằng toner sau khi rửa mặt, rửa mặt bằng nước quá nóng… 

Ngoài ra, nếu bạn tẩy da chết quá nhiều lần trong một tuần, bạn cũng sẽ có cảm giác dùng sữa rửa mặt bị rát. Như vậy, nguyên nhân gây rát trong trường hợp này không phải do sữa rửa mặt mà do bạn tẩy da chết không đúng cách.

Cách khắc phục tình trạng dùng sữa rửa mặt bị rát

Tình trạng rát da mặt sau khi dùng sữa rửa mặt có thể không gây ảnh hưởng nhiều nếu chỉ xảy ra một vài lần. Nhưng nếu càng rửa mặt, da càng bong tróc và ngứa rát, có thể da bạn đã bị tổn thương lớp bảo vệ bề mặt và sức đề kháng tự nhiên của da giảm dần. Vì vậy, khi thấy tình trạng này xảy ra, bạn cần ngay lập tức áp dụng các biện pháp dưới đây:

  • Dùng nước có nhiệt độ bình thường hoặc nước mát để rửa mặt, không nên dùng nước quá nóng hay quá lạnh.
  • Nên tạo bọt ở lòng bàn tay sau đó thoa rửa nhẹ nhàng lên da mặt. Bạn cần tránh chà xát mạnh lên vùng da đang bị rát.
  • Rửa sạch da kỹ càng sau khi làm sạch bằng sữa rửa mặt, không đề bọt còn dính trên mặt.
  • Ngay sau khi rửa mặt cần dùng toner để cân bằng độ pH trên da.
  • Hàng ngày, bạn nên dùng kem dưỡng ẩm để bổ sung độ ẩm và cung cấp các dưỡng chất cần thiết giúp da khỏe mạnh.
  • Nếu xác định được nguyên nhân do kích ứng mỹ phẩm, bạn nên ngừng sử dụng sữa rửa mặt tạm thời. Đến khi da ổn định trở lại bạn có thể dùng bình thường.
  • Tìm hiểu lại thành phần và độ pH của sữa rửa mặt. Nếu sản phẩm có độ pH quá cao và thành phần thiếu an toàn, bạn nên đổi loại sữa rửa mặt mới.
Dùng sữa rửa mặt bị rát: Nguyên nhân và cách khắc phục 3
Không nên để tình trạng dùng sữa rửa mặt bị rát kéo dài và lặp lại nhiều lần

Cách chọn sữa rửa mặt để phòng ngừa da mặt bị rát

Để tránh tình trạng da mặt bị rát hay kích ứng khi dùng sữa rửa mặt, bạn nên biết cách chọn sữa rửa mặt phù hợp. Dưới đây là một số kinh nghiệm bạn có thể tham khảo:

  • Trước hết, bạn cần biết da mình thuộc loại da gì (da mụn, da thường, da hỗn hợp, da nhạy cảm hay da dầu). Từ đó, bạn mới chọn được loại sữa rửa mặt phù hợp nhất với loại da của mình.
  • Khi đổi sản phẩm mới, bạn đừng quên thử sữa rửa mặt xem có dị ứng không. Bạn có thể thử ở vùng da sau mang tai. Nếu không thấy có cảm giác rát hay triệu chứng kích ứng, bạn có thể yên tâm dùng trên da mặt.
  • Bạn nên học cách đọc bảng thành phần sữa rửa mặt. Và tốt nhất bạn nên tránh các sản phẩm có chứa thành phần sodium lauryl sulfate và cồn.
  • Bạn cũng nên đọc các đánh giá sản phẩm trước khi quyết định dùng thử. Nếu thấy nhiều người dùng phản ánh về việc dùng sữa rửa mặt bị rát, bạn cũng nên cảnh giác.
Dùng sữa rửa mặt bị rát: Nguyên nhân và cách khắc phục 4
Chọn loại sữa rửa mặt phù hợp để đảm bảo an toàn cho da

Tình trạng dùng sữa rửa mặt bị rát khá thường gặp. Cảm giác khó chịu này sẽ sớm biến mất. Trong trường hợp bị dị ứng hay kích ứng, da bạn có thể cần 1 - 2 tuần để phục hồi. Khi thấy ngoài cảm giác rát còn xuất hiện các dấu hiệu nghiêm trọng khác như nổi mụn, ngứa, mẩn đỏ, bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn cách phục hồi da nhanh nhất.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm