Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Dạy bé 2 tháng tuổi như thế nào? Cần lưu ý gì khi dạy trẻ

Ngày 27/04/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Giáo dục sớm là phương pháp được áp dụng để giúp trẻ có thể nhận thức sớm và thông minh. Hiện nay việc giáo dục cho trẻ được thực hiện từ rất sớm, ngay từ khi còn là trẻ sơ sinh. Vậy dạy bé 2 tháng tuổi như thế nào?

Giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh trở thành xu hướng nhiều cha mẹ hiện nay áp dụng đặc biệt trong những tháng đầu đời khi trẻ đang phát triển nhanh chóng. Việc giáo dục sớm giúp trẻ phát triển trí tuệ và thể chất một cách toàn diện. Vậy trẻ 2 tháng tuổi cần phải dạy như thế nào? Cần lưu ý gì khi dạy bé 2 tháng tuổi?

Đặc điểm của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

Ở giai đoạn 2 tháng tuổi, trẻ sẽ có những sự thay đổi đáng kể về giấc ngủ, thể chất, giác quan và tính cách. Cụ thể trong giai đoạn 2 tháng tuổi trẻ có sự phát triển về nhiều mặt như:

Thể chất

Hầu hết những tháng đầu đời (trong đó có tháng thứ 2), trẻ thường phát triển mạnh mẽ về mặt thể chất như tăng cân nhanh, trung bình từ 150 - 200gr/tuần, chiều cao tăng cũng tăng khoảng 2,5 - 3,8cm/tháng. Cơ bắp của trẻ cũng trở nên cứng cáp hơn, chuyển động của tay chân dễ dàng và linh hoạt hơn so với tháng đầu đời.

Phản xạ

Trẻ 2 tháng tuổi đã bắt đầu hình thành khả năng phối hợp vận động tay chân trong hoạt động hàng ngày. Do đó, các bé sẽ không chịu nằm im mà thường xuyên cử động như xòe nắm hai bàn tay, túm lấy các vật để cạnh mình hay cho tay vào miệng. 

Dạy bé 2 tháng tuổi như thế nào? Cần lưu ý gì khi dạy trẻ 1
Trẻ 2 tháng tuổi đã bắt đầu hình thành phản xạ trong hoạt động hàng ngày

Các bộ phận như đầu và cổ cũng trở nên cứng cáp hơn, bé có thể ngẩng cao đầu khi nằm sấp hoặc tự nghiêng đầu sang hai bên.

Giác quan

Đặc điểm thay đổi rõ ràng nhất ở những trẻ 2 tháng tuổi là về các giác quan, cụ thể:

  • Thị giác: Ở giai đoạn 2 tháng tuổi mắt bé có thể quan sát được các vật trong khoảng cách xa hơn so với khi mới chào đời.
  • Thính giác: Trẻ 2 tháng tuổi đã nhạy cảm hơn với các âm thanh khác nhau. Một số trẻ bị thu hút khi nghe thấy âm thanh hay tỏ ra thích thú khi được nghe giọng nói của cha mẹ.
  • Vị giác và khứu giác: Trẻ bắt đầu có khả năng ghi nhớ mùi hương của mẹ còn về vị giác thì hầu hết bé đều thích vị ngọt và ghét vị đắng.
  • Xúc giác: Khả năng tự tiếp cận và sờ nắm đồ vật của trẻ còn có nhiều hạn chế.

Các phương pháp dạy bé 2 tháng tuổi

Phát triển thị giác

Các nghiên cứu cho thấy khoảng 80% các thông tin về thế giới xung quanh được con người thu thập thông qua thị giác. Do đó, việc phát triển thị giác cho trẻ là một trong những phương pháp dạy bé 2 tháng tuổi vô cùng quan trọng.

Ở giai đoạn 2 tháng tuổi mắt bé có thể mở to hơn và quan sát được nhiều thứ xung quanh hơn. Việc phát triển thị giác của trẻ có thể được thực hiện thông qua các cách sau:

  • Sử dụng tranh ảnh: Cha mẹ có thể treo các bức tranh về phong cảnh thiên nhiên, động vật, hình khối,... vào môi trường xung quanh trẻ như trên các bức tường hoặc quanh giường để kích thích trẻ tăng cường thị giác. Ở giai đoạn 2 tháng tuổi, bé đã có thể nhận biết nhiều màu sắc khác nhau do đó ba mẹ cũng có thể trang trí những món đồ chơi có màu sắc tươi sáng, sống động để thu hút sự chú ý của bé.
  • Sử dụng xem ảnh sọc đen trắng: Cha mẹ có thể áp dụng cho trẻ tập luyện quan sát ảnh hoặc các vật có sọc đen trắng trong vòng 3 phút mỗi ngày và liên tục 1 tuần để tăng khả năng tập trung của bé.
  • Dùng bảng chữ cái: Ngoài việc sử dụng các ảnh sọc đen trắng, cha mẹ có thể mua một bảng chữ cái lớn, rõ ràng với màu sắc nổi bật treo gần giường của bé. Mặc dù hầu hết các bé trong giai đoạn này đều không thể đọc hiểu tuy nhiên việc tiếp xúc sớm có thể sẽ giúp bé cảm thấy quen thuộc và có hứng thú học hành hơn trong tương lai.
Dạy bé 2 tháng tuổi như thế nào? Cần lưu ý gì khi dạy trẻ 2
Cho trẻ xem ảnh sọc đen trắng để rèn luyện khả năng tập trung 

Phát triển thính giác

Ngoài phát thị giác thì việc nâng cao thính giác cũng là điều cần thiết trong quá trình dạy bé 2 tháng tuổi. Các nghiên cứu cho thấy rằng âm thanh có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển cảm xúc, tình cảm cũng như khả năng học hỏi của trẻ. Để phát triển thính giác cha mẹ có thể áp dụng các cách sau:

  • Cho bé nghe nhạc: Mỗi ngày mẹ nên bé nghe nhạc khoảng 15 phút mỗi lần, mỗi ngày từ 1 - 2 lần với những bài nhạc có giai điệu nhẹ nhàng, vui tươi và âm lượng vừa phải. Trong lúc nghe nhạc, mẹ cũng có thể bế, đung đưa bé hoặc ngâm nga hát theo giai điệu nhạc để giúp bé cảm nhận nhịp điệu tốt hơn.
  • Trò chuyện với bé: Ba mẹ cũng nên dành nhiều thời gian để trò chuyện với trẻ. Các câu chuyện không cần quá phức tạp, có thể là những gì diễn ra hàng ngày để giúp bé quen với âm thanh của ba mẹ, tích lũy từ vựng và gắn kết tình cảm.

Phát triển xúc giác

Ở giai đoạn 2 tháng tuổi, khả năng tự tiếp cận và sờ nắm đồ vật của trẻ còn có nhiều hạn chế. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn có thể áp dụng một số các hoạt động để rèn luyện xúc giác như:

  • Massage nhẹ nhàng cho trẻ cùng một ít dầu em bé hàng ngày để giúp trẻ cảm nhận được sự tiếp xúc.
  • Mẹ có thể để núm vú ở các vị trí khác nhau trên mặt trẻ như má, mũi, cằm, môi,… để trẻ có thể tự tìm và điều chỉnh núm vú khi bú.
  • Chạm nhẹ vào hàm trên, hàm dưới của trẻ bằng ngón tay hoặc khăn mềm để giúp bé có thể cảm nhận và tự điều chỉnh chuyển động của mình.

Phát triển vị giác

Mặc dù ngay từ khi vừa sinh ra trẻ đã có thể cảm nhận được hương vị ngọt ngào từ sữa mẹ. Tuy nhiên cha mẹ vẫn cần cho trẻ thực hiện các bài tập cần thiết để giúp trẻ phát triển vị giác một cách tốt nhất.

Mẹ có thể giúp trẻ phát triển vị giác thông qua việc cho bú do hương vị của sữa mẹ sẽ thay đổi phụ thuộc vào thức ăn mẹ đưa vào cơ thể. Do đó, trong thời gian này mẹ nên áp dụng chế độ ăn có đa dạng loại thực phẩm khác nhau để kích thích vị giác của trẻ.

Dạy bé 2 tháng tuổi như thế nào? Cần lưu ý gì khi dạy trẻ 4
Cho trẻ nếm thử các loại nước khác nhau để kích thích vị giác 

Ngoài ra, trong giai đoạn này cũng có thể cho trẻ nếm thử các loại nước khác nhau để tăng vị giác ví dụ nước đường, nước muối, nước có vị chua từ cam hay chanh hay sử dụng khăn sạch nhúng một chút vào nước ấm rồi chấm lên đầu lưỡi môi trẻ.

Phát triển khứu giác

Ba mẹ có thể giúp trẻ phát triển khứu giác thông qua việc học các phân biệt mùi từ những mùi hương khác nhau của hoa, trái cây, bánh kẹo, thức ăn,…

Một số các lưu ý khi dạy bé 2 tháng tuổi

Việc giáo dục sớm cho trẻ là điều cần thiết tuy nhiên tránh gây ảnh hưởng đến trẻ, cha mẹ cần phải lưu ý các vấn đề sau:

Dạy bé 2 tháng tuổi như thế nào? Cần lưu ý gì khi dạy trẻ 3
Kiên nhẫn là điều quan trọng khi dạy bé 2 tháng tuổi 

  • Không ép buộc: Trong giai đoạn 2 tháng tuổi, hầu hết các trẻ đều chưa có thể phát triển toàn diện về mọi mặt. Do đó, ba mẹ không nên quá ép buộc trẻ tham gia vào các hoạt động giáo dục sớm khi trẻ không muốn. Việc ép buộc có thể gây hưởng đến tâm lý và sự phát triển của trẻ trong tương lai.
  • Kiên nhẫn: Giáo dục sớm cho trẻ 2 tháng tuổi là một quá trình khó khăn đòi hỏi ba mẹ cần có sự kiên nhẫn và yêu thương để đồng hành lâu dài cùng con.
  • Không quên chăm sóc bản thân: Cần chú ý đến việc chăm sóc bản thân khi giáo dục sớm cho trẻ để có một sức khỏe tốt tâm lý thoải mái để tương tác với con và là tấm gương tích cực cho con noi theo.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thêm thông tin về cách dạy bé 2 tháng tuổi. Giáo dục sớm cho trẻ từ nhỏ sẽ là vững chắc để trẻ có thể phát triển trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm