Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Cảnh báo: Lười vận động gây tăng huyết áp

Ngày 26/02/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thật sai lầm khi nghĩ rằng người bị tăng huyết áp không nên vận động nhiều, thay vào đó cần nghỉ ngơi, thư giãn để tránh bị tăng huyết áp. Theo một số nghiên cứu, lười vận động còn là một trong những nguyên nhân làm huyết áp tăng nhanh.

Vì sao lười vận động lại làm tăng huyết áp? Căn bệnh này nguy hiểm thế nào và cách khắc phục ra sao? Hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu nhé.

Vì sao lười vận động làm tăng huyết áp?

Bệnh tăng huyết áp

Cảnh báo: Lười vận động gây tăng huyết áp 1 Lười vận động có thể gây nguy cơ bị tăng huyết áp

Cao huyết áp (còn gọi là tăng huyết áp) là tình trạng huyết áp cao hơn bình thường. Chỉ số huyết áp sẽ thay đổi tùy theo hoạt động và cảm xúc của con người. Chẳng hạn, chỉ cần thay đổi vị trí, tư thế hay uống cà phê, ăn mặn, hút thuốc lá, xúc động mạnh… cũng làm huyết áp tăng lên.

Áp lực của máu đẩy vào thành động mạch, mang máu từ trái tim đến các bộ phận khác trong cơ thể, hoạt động này gọi là huyết áp. 

Chỉ số huyết áp được đo bằng huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Huyết áp tâm thu đo áp lực trong động mạch lúc tim đập. Huyết áp tâm trương đo áp lực trong động mạch lúc tim nghỉ giữa các nhịp đập. 

Người bình thường có chỉ số huyết áp nằm trong khoảng 120/80 mmHg.

Nếu huyết áp tâm thu ở mức ≥140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg, bác sĩ sẽ chuẩn đoán là bệnh đái tháo đường. Ngoài ra, mức huyết áp càng cao càng có nhiều nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ não.

Các yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh tăng huyết áp, có thể kể đến như do ăn nhiều muối, rối loạn lipid máu, lớn tuổi, tiền sử gia đình có bệnh cao huyết áp hay tim mạch, thừa cân -  béo phì, hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu, căng thẳng, lo âu, bệnh thận cấp hoặc mạn tính, hẹp động mạch thận, u tủy thượng thận hoặc các bệnh lý nội tiết khác như cường Aldosteron tiên phát (hội chứng Conn), hội chứng Cushing, bệnh lý tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến yên…, sản phụ bị tăng huyết áp khi mang thai, tác dụng phụ của thuốc và nguyên nhân cuối cùng là lười vận động.

Lười vận động gây tăng huyết áp

Cảnh báo: Lười vận động gây tăng huyết áp 2 Lười vận động gây bệnh béo phì và làm tăng huyết áp

Những người dành thời gian để ngồi nhiều hay nằm nhiều thay vì vận động, họ sẽ có nguy cơ bị bệnh tăng huyết áp.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh lười vận động, ít tập thể dục sẽ làm tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, làm co mạch máu gây tăng huyết áp. Ngoài ra lười vận động cũng làm giảm tính đàn hồi của các động mạch, giảm giải phóng Hormone như Oxit nitric làm cho động mạch giãn nở, cũng khiến huyết áp tăng cao.

Những người bị bệnh béo phì do lười vận động có hàm lượng Cholesterol máu cao sẽ dễ bị xơ cứng động mạch gây tăng huyết áp. 

Hạ huyết áp nhanh chóng bằng vận động

Tập thể dục thường xuyên sẽ đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh đái tháo đường. Việc tập thể dục có thể làm giảm huyết áp tâm thu của bạn trung bình từ 4 – 9 mmHg. Hiệu quả này tương đương với hiệu quả khi bạn dùng một số nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp. Thậm chí, một số người còn giảm liều thuốc sau khi tập thể dục hoặc không cần dùng thuốc nếu huyết áp không tăng quá cao. 

Các nhà khoa học đã cho thấy rằng việc tập thể dục cũng làm tăng huyết áp tâm thu, nhưng huyết áp tâm trương không thay đổi đáng kể. Khi tập các bộ môn như bơi lội, đạp xe và chạy bộ làm cho cơ bắp hoạt động nhiều, cần nhiều oxy hơn, tim bắt đầu bơm mạnh và nhanh hơn để lưu thông máu cung cấp oxy cho cơ bắp. Kết quả là huyết áp tâm thu tăng, trung bình lên từ 160 đến 220 mmHg khi tập thể dục. Do đó, hãy ngừng tập thể dục nếu huyết áp tâm thu vượt quá 200 mmHg, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim.

Huyết áp sẽ trở lại bình thường trong vòng vài giờ sau khi tập luyện. Khi huyết áp đã ổn định ở ngưỡng bình thường, bạn hãy tập thể dục để duy trì tình trạng này. 

Ngoài ra, tập thể dục thường xuyên còn giúp bạn không tăng cân, kiểm soát tốt huyết áp và bệnh mỡ máu.

Lưu ý rằng bạn cần duy trì tập luyện đều đặn, thường xuyên, không bỏ bữa tập ít nhất 3 tháng mới có được hiệu quả lên huyết áp.

Người bị tăng huyết áp nên vận động thế nào?

Tập luyện thường xuyên sẽ giúp điều hòa lượng Cholesterol máu, kiềm chế xơ vữa động mạch, làm giãn và tăng tính đàn hồi của các mạch máu, giảm sức cản ngoại biên, dẫn đến giảm huyết áp.

Người bị tăng huyết áp nên theo chế độ vận động sau đây:

  • Vận động ít nhất 150 phút/tuần đối với vận động cường độ vừa phải hoặc 75 phút/ tuần với các vận động cường độ cao. 
  • Dành ra ít nhất 30 phút để tập các bài tốt cho tim mạch hay Aerobic từ 5 ngày trở lên trong tuần. Đây là bộ môn rất bổ ích để kiểm soát huyết áp. Các bài tập gồm đi bộ, chạy bộ, nhảy dây, đạp xe, trượt băng, chèo thuyền, thể dục nhịp điệu, bơi lội và thể dục nhịp điệu dưới nước.

Tập với những bài tập cho cơ bắp giúp đốt cháy nhiều năng lượng hơn, tốt cho khớp và xương.

Kết hợp với những bài tập duỗi thẳng hoặc kéo dài cơ thể giúp ngăn ngừa chấn thương.

Tập gym cũng giúp giảm huyết áp và duy trì sự ổn định của huyết áp, tăng sức đề kháng cho cơ thể và sự dẻo dai, đồng thời giảm bớt căng thẳng.

Ngoài ra, phương pháp đi bộ nhanh với tốc độ từ 3,5 - 6 km/h) hoặc chạy bộ… cũng rất tốt cho người bệnh tăng huyết áp. Thời gian mỗi lần tập từ 20-30 phút.

Với những người có biểu hiện suy tim, không được phép tập luyện, chỉ nên chọn phương pháp đi dạo.

Nếu công việc phải ngồi nhiều mỗi ngày, hãy dành 5 – 10 phút để vận động.

Nhìn chung, tập thể dục thường an toàn cho những người có nguy cơ hoặc đang bị huyết áp cao. Để đảm bảo an toàn, bạn hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi tập thể dục. Người tập cần kiên trì vì phải mất từ 2 - 3 tháng tập luyện thường xuyên, huyết áp mới bắt đầu hạ.

Cảnh báo: Lười vận động gây tăng huyết áp 3 Tập Aerobic làm ổn định huyết áp

Lưu ý biến chứng huyết áp khi tập thể dục

Biến chứng thường gặp

Khi tập thể dục, bạn có thể gặp biến chứng tăng hoặc giảm huyết áp. Cụ thể:

Huyết áp tăng đột biến

Tăng huyết áp đột ngột trong hoặc sau khi tập thể dục là dấu hiệu:

Có nguy cơ bị tăng huyết áp.

Bị tăng huyết áp.

Tăng huyết áp tập thể dục.

Nếu huyết áp của bạn tăng nhanh với chỉ số 180/120mmHg hoặc cao hơn, bạn cần đến bệnh viện để thăm khám để tránh gây ra cơn đau tim hoặc đột quỵ.

Huyết áp giảm

Giảm huyết áp đáng kể sau khi tập thể dục dễ dẫn đến nguy cơ bị tăng huyết áp, liên quan đến bệnh tim.

Lưu ý khi tập thể dục 

Nguyên tắc vận động

Tập thể dục vừa sức, không tập quá nặng. Khi tay bắt đầu ra mồ hôi hoặc người đổ mồ hôi sâm sấp là bình thường.

Nếu bạn cảm thấy đau ngực, mệt, chóng mặt, hoặc khó thở, đau ở cổ, cánh tay, hàm hoặc vai thì phải dừng tập ngay.

Trước khi tập phải khởi động toàn thân và giảm dần tốc độ luyện tập trước khi dừng lại để đảm bảo an toàn.

Người bị huyết áp không nên tập một mình, mà nên có người tập chung để theo dõi sức khỏe.

Những dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Huyết áp tăng đột biến hoặc giảm mạnh sau khi tập.

Huyết áp không thay đổi trong khi tập.

Huyết áp tâm thu vượt quá 200 mmHg trong hoặc sau khi tập.

Huyết áp tâm trương thay đổi đáng kể trong khi tập.

Chỉ số huyết áp vượt quá 180/120mmHg trong hoặc sau khi tập.

Quỳnh Trang

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm