Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Cách chăm sóc trẻ bị sốt cao: những điều tuyệt đối không được làm

Ngày 27/11/2017
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Ba mẹ cần nắm rõ các tiêu chuẩn về cách chăm sóc trẻ bị sốt cao để tránh xử lý không đúng cách và dẫn tới bệnh trạng nặng hơn. Tại sao bé bị sốt?

Ba mẹ cần nắm rõ các tiêu chuẩn về cách chăm sóc trẻ bị sốt cao để tránh xử lý không đúng cách và dẫn tới bệnh trạng nặng hơn.

Tại sao bé bị sốt?

Sốt thực ra chỉ là triệu chứng, không phải bệnh lý. Đây là phản ứng thông thường, không nguy hiểm của cơ thể khi bị nhiễm virus, vi khuẩn hoặc bị nóng lạnh đột ngột. Tuy nhiên, nếu cơn sốt là do những biến đổi về chuyển hóa bên trong cơ thể thì đây chính là triệu chứng của một số bệnh lý cần lưu ý.

Thang đo mức độ khi bé bị sốt:

Mẹ cần dùng nhiệt kế để kiểm tra thân nhiệt bé:

– Khi nhiệt độ từ 37,5 độ C – 38,5 độ C là sốt nhẹ.

– Khi nhiệt độ từ 38,5 độ C – 39 độ C là sốt vừa.

– Khi nhiệt độ từ 39 độ C – 40 độ C là sốt cao.

– Khi nhiệt độ >40 độ C là sốt rất cao.

Trẻ 5 đến 6 tháng tuổi khi bị sốt cao trên 39 độ C thì có khả năng bị co giật lành tính. Đây là những cơn sốt co giật ngắn, kéo dài tối đa 2 phút, sau cơn co giật, bệnh nhân sẽ tỉnh lại, không để lại di chứng nguy hiểm.

Cách chăm sóc trẻ bị sốt cao: Những điều tuyệt đối không được làm 1
Cần dùng nhiệt kế để biết chính xác trẻ đang sốt bao nhiêu độ

Khi trẻ bị sốt, ba mẹ nên tránh làm những điều này

Chườm lạnh, dán miếng hạ sốt

Trong trường hợp trẻ bị sốt mà cha mẹ không muốn dùng thuốc hạ sốt thì cũng không nên chọn các biện pháp vật lý như chườm lạnh, dán miếng hạ sốt, bôi dầu. Những phương pháp trên có thể giúp trẻ hạ sốt nhanh hơn, nhưng sau đó chắc chắn trẻ sẽ sốt lại. Không chỉ thế, dầu hay miếng dán còn gây hại cho da trẻ.

Nếu nguyên nhân bị sốt là do nhiễm khuẩn, viêm phổi thì việc chườm lạnh sẽ khiến bệnh trầm trọng thêm.

Cách chăm sóc trẻ bị sốt cao: Những điều tuyệt đối không được làm 2
Cách chăm sóc trẻ bị sốt đầu tiên là hạ sốt cho bé

Uống sai loại thuốc hạ sốt

Nhiều người thường dùng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ, dùng một loại thấy triệu chứng bệnh chưa thuyên giảm liền muốn chuyển sang loại thuốc thứ hai. Đây chính là nguyên nhân làm tình trạng sức khỏe của bé càng thêm bất ổn dù dùng thuốc. Hiện nay, trên thị trường có 2 loại thuốc hạ sốt chính là paracetamol và ibuprofen nhưng mẹ chỉ nên dùng paracetamol để hạ sốt cho bé và phải tuân thủ liều dùng được chỉ định cho trẻ sơ sinh. Tuyệt đối không dùng xen kẽ 2 loại thuốc này vì liều lượng và tác dụng thuốc là khác nhau.

Không chỉ thế, Ibuprofen được xếp vào nhóm thuốc kháng viêm. Ngoài tác dụng hạ sốt, giảm đau giống paracetamol, ibuprofen còn có tác dụng kháng viêm. Do đó, thuốc còn được bác sĩ chỉ định sử dụng trong một số trường hợp viêm khớp, viêm cơ. Thuốc có tác dụng phụ rất mạnh nên không an toàn cho trẻ sơ sinh.

Lạm dụng thuốc chống co giật

Với bé bị sốt cao kèm theo cơn co giật, thói quen của hầu hết cha mẹ là dùng đũa hoặc ngón tay chèn vào miệng vì sợ bé cắn lưỡi. Tuy nhiên, trên thực tế, khi trẻ đang trong cơn co giật thì không nên cho uống hay cho vật lạ vào miệng bé vì có thể gây sặc.

Cách chăm sóc trẻ bị sốt cao: Những điều tuyệt đối không được làm 3

Cần bế hoặc cho trẻ nằm trên mặt phẳng để tránh sặc trong cơn co giật.

Đối với những trường hợp trẻ uống thuốc hạ sốt mà không đỡ, có thể trẻ mắc bệnh khác, cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được thăm khám.

Phong

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm