Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Bà bầu ăn sung muối được không? Những điều cần lưu ý khi bà bầu ăn sung muối

Ngày 24/04/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Sung muối là món ăn quen thuộc và được nhiều người yêu thích. Không chỉ kích thích vị giác, sung muối còn mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng tuyệt vời. Vậy bà bầu ăn sung muối được không? Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Như các bạn đã biết, một chế độ dinh dưỡng khoa học và đủ chất là rất cần thiết cho bà bầu. Vậy bà bầu ăn sung muối được không? Để làm sáng tỏ nỗi băn khoăn này, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về giá trị dinh dưỡng của quả sung trước nhé.

Thành phần dinh dưỡng của trái sung

Sung là loại trái cây quen thuộc và gần gũi đối với người Việt. Loại trái cây này không chỉ mang ý nghĩa biểu tượng về sự sung túc mà những giá trị dinh dưỡng loại trái cây này mang lại cho người sử dụng cũng không ai có thể phủ nhận.

Các thống kê nghiên cứu chỉ ra rằng, trong 50gr quả sung có chứa:

  • 30 - 37 kcal;
  • 1,45g chất xơ;
  • 0,06mg vitamin B6;
  • 116mg kali;
  • 0,4mg natri;
  • 0,06mg manga;
  • 0,03mg đồng;
  • 0,15mg axit pantothenic;
  • 0,38g protein;
  • 9,95g carbohydrate;
  • 0,15g chất béo;
  • 1,13g đường.
Bà bầu ăn sung muối được không? Những điều cần lưu ý khi bà bầu ăn sung muối 1
Trái sung là nguồn cung cấp các dưỡng chất dồi dào

Lợi ích sức khỏe mà trái sung mang lại cho bà bầu

Với thành phần các dưỡng chất nêu trên, các chuyên gia cho biết, trái sung mang đến rất nhiều các lợi ích sức khỏe tuyệt vời cho bà bầu. Cụ thể:

Cải thiện tình trạng ốm nghén

Khi mang thai, đa số mẹ bầu sẽ gặp phải các triệu chứng ốm nghén khó chịu: Trong trái sung có chứa vitamin B6 - một trong những loại vitamin được chứng minh là có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng ốm nghén.

Cải thiện tiêu hoá

Trong thai kỳ, mẹ bầu thường xuyên gặp phải các vấn đề về hệ tiêu hoá và điển hình là tình trạng táo bón. Trái sung là nguồn cung cấp hàm lượng lớn chất xơ, có tác dụng điều hoà nhu động ruột và ngăn ngừa táo bón vô cùng hiệu quả. Bên cạnh đó, trong trái sung còn có chứa enzyme proteolytic có tác dụng hỗ trợ lợi khuẩn trong đường ruột.

Ngăn ngừa và giảm nguy cơ thiếu máu

Trong sung có hàm lượng sắt khá cao và đây được coi là nguồn cung cấp sắt cho cơ thể mẹ bầu. Ngoài ra, sung còn chứa vitamin C giúp hỗ trợ tăng cường hấp thu sắt trong cơ thể. Nhờ đó, việc ăn loại trái cây này trong thai kỳ có thể phần nào giúp ngăn ngừa cũng như giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt.

Điều hoà huyết áp và giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ

Tăng huyết áp và đái tháo đường là hai vấn đề mẹ bầu có thể gặp phải trong thai kỳ. Vừa hay, trong trái sung có chứa khoáng chất kali - một trong những dưỡng chất quan trọng tham gia vào quá trình cân bằng và điều hoà huyết áp. Ngoài ra, một số nghiên cứu còn cho thấy việc mẹ bầu ăn sung có thể giảm nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ.

Giảm nguy cơ loãng xương ở mẹ bầu

Trong thời kỳ mang thai, thai nhi sẽ lấy canxi từ mẹ để phát triển. Do đó, mẹ bầu rất dễ bị thiếu hụt loại khoáng chất này và hậu quả là làm tăng nguy cơ loãng xương. Trong trái sung là rất giàu canxi và việc mẹ bầu ăn trái này trong thai kỳ có thể ít nhiều giúp bổ sung canxi cho cơ thể từ đó ngăn ngừa và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh loãng xương.

Cân bằng nội tiết tố đồng thời giảm stress

Khi mang thai, nội tiết tố của mẹ bầu sẽ có nhiều thay đổi. Chính vì thế, mẹ bầu rất dễ bị căng thẳng, lo âu, thậm chí là rối loạn giấc ngủ. Vừa hay, trong trái sung có chứa một chất có tác dụng an thần đó là tryptophan. Nhờ vậy, mẹ bầu sẽ giảm căng thẳng stress và ngủ ngon giấc hơn.

Bà bầu ăn sung muối được không? Những điều cần lưu ý khi bà bầu ăn sung muối 2
Ăn sung đúng cách có thể mang đến nhiều lợi ích sức khỏe cho bà bầu

Bà bầu ăn sung muối được không?

Có thể thấy rằng, trái sung không chỉ là nguồn cung cấp dưỡng chất dồi dào mà còn mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe cho mẹ bầu trong thai kỳ. Vậy bà bầu ăn sung muối được không?

Về cơ bản, sung muối được chế biến từ quả sung, sơ chế và ngâm cùng muối và các loại gia vị khác như đường, ớt, tỏi… để gia tăng hương vị. Song, theo khuyến cáo của các chuyên gia, mỗi ngày mẹ bầu chỉ cần cung cấp khoảng 2000 - 4000mg muối.

Do đó, với thắc mắc bà bầu ăn sung muối được không, các chuyên gia cho rằng mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn sung muối song chỉ nên ăn với một hàm lượng vừa phải để tránh những rủi ro không đáng có trong thai kỳ, chẳng hạn như tăng huyết áp, tức ngực, chóng mặt…

Tốt nhất, để đảm bảo an toàn cho thai kỳ, các mẹ vẫn nên tìm đến sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa về việc ăn sung muối để có thể biết được bản thân có nên ăn hay không và ăn với hàm lượng bao nhiêu là phù hợp.

Bà bầu ăn sung muối được không? Những điều cần lưu ý khi bà bầu ăn sung muối 3
Bà bầu ăn sung muối được không?

Những điều cần lưu ý khi mẹ bầu ăn sung muối

Dưới đây là một số lưu ý khi ăn sung muối dành cho mẹ bầu, các mẹ có thể tham khảo:

  • Không ăn quá nhiều sung muối mỗi ngày để tránh gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ như viêm da do tích luỹ psoralens, hạ đường huyết, dị ứng hoặc đi ngoài phân lỏng…
  • Khi ăn sung, mẹ bầu nên lựa chọn những trái sung tươi non, không bị dập nát hoặc có dấu hiệu hư hỏng và đặc biệt là cần rửa sạch trước khi ăn.
  • Trong trường hợp không may gặp phải các dấu hiệu bất thường khi ăn sung, mẹ bầu cần dừng việc ăn lại đồng thời theo dõi sức khoẻ của bản thân. Đặc biệt, mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ để tiến hành thăm khám và có hướng xử trí nếu cần để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi trong thai kỳ.

Cách làm sung muối chua ngọt đơn giản tại nhà

Để đảm bảo an toàn về vệ sinh thực phẩm, thay vì mua ngoài hàng làm sẵn, mẹ bầu có thể tự chế biến món sung muối. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải mẹ bầu nào cũng biết cách muối sung. Dưới đây là cách làm sung muối chua ngọt đơn giản tại nhà, các mẹ có thể tham khảo:

Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm:

  • Sung nếp tươi: 0,5kg;
  • Giấm trắng: 1 thìa;
  • Đường trắng: 1 thìa;
  • Ớt sừng: 2 quả;
  • Tỏi: 2 củ;
  • Muối.

Cách thực hiện lần lượt theo các bước như sau:

  • Sơ chế sung: Sung mua về rửa sạch sau đó ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 phút. Cắt sung thành từng lát mỏng vừa ăn và tiếp tục ngâm trong nước muối loãng pha thêm chút nước cốt chanh. Sau khoảng 3 - 4 tiếng, vớt sung ra và rửa lại nhiều lần với nước và để ráo.
  • Sơ chế các nguyên liệu khác: Tỏi bóc vỏ, 1 củ băm nhuyễn còn 1 củ cắt thành lát mỏng. Ớt rửa sạch, loại bỏ hạt sau đó cũng cắt thành lát mỏng.
  • Bắc nồi lên bếp, thêm 2 thìa canh nước lọc, ½ thìa canh nước mắm, ½ thìa canh giấm trắng, 1 thìa canh đường sau đó đun sôi hỗn hợp cho đến khi tan hết và nêm gia vị vừa ăn.
  • Cho phần sung và các nguyên liệu khác đã sơ chế vào phần nước ngâm sung vừa nấu trộn đều sau đó cho hỗn hợp vào lọ thuỷ tinh để ủ. Ngâm cho đến khi sung chuyển sang màu vàng nhạt thì có thể mang ra và thưởng thức.
Bà bầu ăn sung muối được không? Những điều cần lưu ý khi bà bầu ăn sung muối 4
Biết cách muối sung và tự muối sung tại nhà giúp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh chủ đề bà bầu ăn sung muối được không mà Nhà thuốc Long Châu muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng thông qua bài viết hôm nay, các mẹ có thể hiểu hơn về chủ đề này đồng thời nắm được cách muối sung chua ngọt đơn giản tại nhà. Cảm ơn mẹ đã luôn dõi theo và đồng hành cùng Nhà thuốc Long Châu.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm