Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

3 cách giảm sốt cho trẻ mọc răng

Ngày 20/11/2017
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Mọc răng là lúc các bé khó chịu, quấy khóc, sốt. Để tránh hiện tượng quấy khóc do sốt cao các mẹ có thể áp dụng một số cách giảm sốt cho trẻ dưới đây.

Mọc răng là lúc các bé khó chịu, quấy khóc, sốt. Để tránh hiện tượng quấy khóc do sốt cao các mẹ có thể áp dụng một số cách giảm sốt cho trẻ dưới đây.

1. Dấu hiệu nhận biết bé bị sốt mọc răng

Thông thường, khi bé chuẩn bị mọc răng sẽ kèm theo hiện tượng sốt. Lúc này, chúng ta có thể căn cứ vào các biểu hiện liên quan đến mọc răng ở trẻ như: bé thường xuyên chảy nhiều dãi dớt, thích kéo tai, phần lợi chuẩn bị mọc răng thường bị sưng đỏ, ngứa và muốn gặm cắn mọi đồ vật, … Đây là các biểu hiện liên quan đến răng miệng của bé giúp chúng ta nhận biết được bé sắp mọc răng ra sao và vệ sinh răng miệng đúng cách như thế nào.

3 cách giảm sốt cho trẻ mọc răng
Khi bé chuẩn bị mọc răng sẽ kèm theo hiện tượng sốt

Khi trẻ chuẩn bị mọc răng, thường có hiện tượng bị đi ngoài từ 3-4 lần/ ngày.Hiện tượng này sẽ khiến cho trẻ cảm thấy mệt mỏi, quấy khóc hơn thường ngày.

Bên cạnh đó là chứng biếng ăn xuất hiện do trẻ cảm thấy mệt mỏi, miệng đau nhức.

Trẻ mọc răng sốt mấy ngày? Hiện tượng sốt là hiện tượng khiến bé cảm thấy mệt mỏi nhất. Bé sẽ sốt cao theo từng cơn khác nhau. Có những lúc trẻ sốt lên rất cao từ 38.5 độ trở lên khiến cho nhiều cha mẹ không biết cách giảm sốt cho trẻ mọc răng như thế nào. Mẹ nên xử lý sớm để tránh tình trạng sốt co giật để xử lý kịp thời.

2. 3 cách giảm sốt cho trẻ mọc răng

3 cách giảm sốt cho trẻ mọc răng
3 cách giảm sốt cho trẻ mọc răng
  • Mát-xa bằng tay hoặc thực phẩm

Muốn giảm sốt cho trẻ bằng cách này, bố mẹ có thể rửa sạch tay rồi dùng một ngón tay nhẹ nhàng mát-xa phần lợi đang mọc răng của bé. Ngoài ra, một số bà mẹ còn luộc cà rốt, củ cải hoặc thái dưa chuột, chuối thành thanh sau đó để mát-xa nhằm thoả mãn cơn nghiền gặm, cắn của các bé mọc răng. Cách giảm sốt cho trẻ này vừa giúp trẻ bổ sung dinh dưỡng từ các loại thực phẩm, đồng thời còn luyện tập kỹ năng nhai đồ rắn cho các bé.

  • Dùng nướu gặm chuyên dụng

Dùng nướu gặm là cách giảm sốt hiệu quả được nhiều mẹ áp dụng. Đây là một loại đồ chơi giúp trẻ mát-xa lợi một cách nhẹ nhàng các mẹ có thể dễ dàng tìm mua ở cửa hàng đồ sơ sinh. Nên chọn các loại nướu làm bằng cao su an toàn, hoặc các loại đồ chơi có nước ở giữa sau đó bỏ vào ngăn mát tủ lạnh để giảm đau lợi cho bé.

3 cách giảm sốt cho trẻ mọc răng
Dùng nướu gặm chuyên dụng
  • Lau mát hạ sốt

Đây là cách giảm sốt cho trẻ nhanh chóng và sử dụng được cho cả những trường hợp sốt khác. Mẹ tiến hành lau mát hạ sốt khi trẻ sốt cao hơn 38 độ và cần chuẩn bị 5 cái khăn bông thấm nước, một thau nước ấm và nhiệt kế. Để thực hiện cách giảm sốt cho trẻ bằng biện pháp lau mát các mẹ thực hiện các bước sau:

Đầu tiên, mẹ cần kiểm tra nhiệt độ của bé. Pha một thau nước ấm sao cho nhiệt độ vào khoảng 36 – 37 độ. Mẹ có thể kiểm tra nhiệt độ của nước bằng cách nhúng khuỷu tay vào thau nước, nếu thấy có cảm giác ấm nóng như nhiệt độ nước tắm hàng ngày cho trẻ là được.

Chuẩn bị 5 chiếc khăn bông mềm nhúng vào thau nước ấm ở trên rồi vắt hơi ráo. Mẹ dùng 2 cái khăn lau ở 2 hõm nách, 2 khăn lau ở 2 bên bẹn và một khăn dùng để lau khắp người. Mẹ không nên đắp khăn lên vùng ngực bé để tránh nguy cơ trẻ có thể bị viêm phổi.

Cứ khoảng 2 – 3 phút thì mẹ nên nhúng khăn vào nước ấm lại một lần và cần theo dõi nhiệt độ nước để đảm bảo nước vẫn không bị lạnh. Mẹ dùng nhiệt kế kiểm tra lại nhiệt độ của trẻ 15 phút/lần và nếu thân nhiệt dưới 38,5 độ thì ngưng lau mát, tiến hành lau khô và mặc quần áo rộng rãi cho bé.

Trẻ bị sốt thường có thể tự khỏi, đặc biệt là nếu chỉ sốt nhẹ khi trẻ mọc răng. Hầu hết các trường hợp, điều bạn cần làm là cho em bé cảm thấy thoải mái. Mong rằng với những cách giảm sốt cho trẻ mọc răng trên đây sẽ giúp bé nhà bạn nhanh chóng hết sốt và khỏe mạnh lại.

Thu Hà

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm