Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Tác dụng của men tiêu hoá là gì? Cần lưu ý gì khi sử dụng men tiêu hóa?

Ngày 04/05/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Từ lâu, men tiêu hóa đã trở thành sản phẩm không thể thiếu trong tủ thuốc của mỗi gia đình, mang đến nhiều lợi ích sức khỏe cho hệ tiêu hóa. Cùng tìm hiểu tác dụng của men tiêu hoá là gì ngay sau đây trong bài viết của Nhà thuốc Long Châu nhé!

Men tiêu hóa đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống tiêu hóa. Nó tham gia trực tiếp vào quá trình phân hủy thức ăn và hỗ trợ tế bào hấp thụ dinh dưỡng một cách hiệu quả nhất. Nếu cơ thể không có đủ lượng enzyme cần thiết, cơ thể sẽ ngay lập tức xảy ra các vấn đề về sức khỏe. Đây chính là lý do vì sao bạn cần nắm được những tác dụng của men tiêu hoá để bổ sung kịp thời. Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu chi tiết hơn về tác dụng của men tiêu hoá, cũng như hướng dẫn sử dụng của sản phẩm này nhé!

Men tiêu hóa là gì?

Men tiêu hóa hay còn được biết đến là một nhóm enzyme thực hiện chức năng phân hủy thức ăn thành các phần nhỏ. Từ đó, tạo điều kiện để tế bào hấp thụ thức ăn và chất dinh dưỡng một cách dễ dàng. Chất xúc tác này được sản xuất tại các bộ phận khác nhau trong hệ thống tiêu hóa, bao gồm: Miệng, dạ dày, tuyến tụy và ruột non.

Trên thực tế, vẫn có những thời điểm cơ thể con người bị thiếu hụt men tiêu hoá. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều tình trạng sức khỏe đáng lo ngại. Lúc này, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng sản phẩm men tiêu hoá để bổ sung enzyme kịp thời cho cơ thể. Đặc biệt, các loại enzyme tiêu hóa chính có thể kể đến là:

  • Enzyme amilaza: Có tác dụng phân hủy carbohydrate hoặc tinh bột thành các phân tử đường. Thiếu hụt amylase có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy.
  • Enzyme lipaza: Phối hợp hoạt động với gan mật để phân hủy chất béo, hạn chế tình trạng thiếu hụt các loại vitamin tan trong chất béo như: Vitamin A, D, E, K.
  • Enzyme protease: Nhằm phân hủy protein thành axit amin. Đồng thời, loại bỏ vi khuẩn, nấm men ra khỏi ruột, giúp bảo vệ sức khỏe đường ruột khỏi các triệu chứng dị ứng hoặc nhiễm trùng đường ruột.
  • Enzyme sucrase: Là loại enzyme được tiết ra bởi ruột non. Nó có khả năng phân hủy sucrose thành fructose và glucose.
Tác dụng của men tiêu hoá - Cần lưu ý gì khi sử dụng men tiêu hóa? 1
Men tiêu hóa được bào chế thành nhiều dạng khác nhau

Tác dụng của men tiêu hóa

Men tiêu hóa nhân tạo sẽ thay thế các enzyme tự nhiên. Chúng trực tiếp tham gia vào quá trình phân hủy carbohydrate, chất béo và protein trong thức ăn. Sau đó, các chất này sẽ nhanh chóng được hấp thụ thông qua niêm mạc ruột non và cuối cùng là được vận chuyển vào máu.

Theo đó, một số tác dụng của men tiêu hóa có thể kể đến là:

  • Tăng cường khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, đặc biệt là đối với người cao tuổi.
  • Ổn định tình trạng trào ngược dạ dày và hội chứng ruột kích thích.
  • Cải thiện các bệnh lý về tiêu hóa như: Đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy, ăn không tiêu,...
  • Làm giảm áp lực lên đường tiêu hóa để hỗ trợ điều trị chứng rò rỉ ruột.
  • Phá vỡ các loại protein và đường khó tiêu hóa như: Gluten, casein, sữa,… nhằm giảm thiểu các triệu chứng không dung nạp thực phẩm.
  • Làm giảm căng thẳng đường tiêu hóa để tránh rò rỉ ruột.
  • Phá hủy các chất ức chế enzyme có trong đậu phộng, lúa mì, lòng trắng trứng, quả hạch, khoai tây,… để nâng cao hiệu quả hấp thụ chất dinh dưỡng.
  • Kiểm soát các triệu chứng của bệnh gan, ung thư tuyến tụy, suy tuyến tụy,…
Tác dụng của men tiêu hoá - Cần lưu ý gì khi sử dụng men tiêu hóa? 2
Một trong những tác dụng của men tiêu hoá là cải thiện sức khỏe đường ruột

Khi nào cần bổ sung men tiêu hóa?

Khi đã biết men tiêu hoá có tác dụng gì, bạn cũng cần nắm được những dấu hiệu cho thấy cơ thể của bạn đang bị thiếu hụt enzyme tiêu hóa. Đó là:

  • Chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu;
  • Trào ngược dạ dày;
  • Tần suất đại tiện không đều;
  • Buồn nôn, ợ hơi thường xuyên;
  • Cảm thấy khó chịu bụng sau khi ăn;
  • Phân có kèm theo dịch nhầy;
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân,...

Cách sử dụng men tiêu hóa

Để biết được cách sử dụng men tiêu hóa chuẩn nhất, bạn cần dựa vào hai hình thức bổ sung men tiêu hóa là không kê đơn (OTC) và kê đơn. Cụ thể:

Bổ sung men tiêu hóa không kê đơn (OTC)

Men tiêu hóa không kê đơn (OTC) được chiết xuất thành nhiều dạng khác nhau như: Bột, viên nang, viên nén. Sản phẩm này thường được sử dụng để điều trị trào ngược dạ dày, đầy hơi, tiêu chảy, chướng bụng. Thành phần của loại men tiêu hóa này chủ yếu là: Amylase, lipase, protease, lactase và alpha-galactosidase.

Bạn có thể uống cùng với thức ăn hoặc uống sau ăn 20 phút. Với loại men dạng bột, pha trong nước hoặc sinh tố thì cơ thể sẽ dễ hấp thụ hơn.

Tác dụng của men tiêu hoá - Cần lưu ý gì khi sử dụng men tiêu hóa? 3
Bạn có thể sử dụng men tiêu hóa không kê đơn

Bổ sung men tiêu hóa kê đơn

Men tiêu hóa kê đơn thường được đóng gói dưới dạng viên nén hoặc viên nang. Nó thường được sử dụng để thay thế cho men tụy, dùng trong điều trị xơ nang, viêm tụy tái phát. Với sản phẩm này, bệnh nhân chỉ được sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ.

Liều dùng men tiêu hóa phù hợp

Tùy thuộc vào từng loại men, thành phần và tình trạng bệnh lý gặp phải mà liều lượng bổ sung sẽ được thay đổi linh hoạt. Chẳng hạn:

  • Bromelain: 400 mg/ngày, sử dụng bằng đường uống.
  • Chymotrypsin: 100.000 USP/4 lần/ngày, sử dụng bằng đường uống.
  • Papain: 1.500 mg/ngày, sử dụng bằng đường uống.
  • Katrypsin: 50 mg/ngày, kết hợp với Bromelain.

Riêng đối với men tiêu hóa kê đơn, bác sĩ thường chỉ định dùng từ 20.100 mg (30.000 IU) - 26.800 mg (40.000 IU) trong bữa ăn và 10.050 mg (15.000 IU) - 13.400 mg (20.000 IU) dùng chung với đồ ăn nhẹ. Người bệnh sẽ được được hướng dẫn uống một nửa tổng liều ở phần ăn đầu tiên, phần còn lại sẽ dùng vào trong hoặc sau bữa ăn.

Tác dụng của men tiêu hoá - Cần lưu ý gì khi sử dụng men tiêu hóa? 4
Men tiêu hóa cũng cần được sử dụng theo đúng liều lượng nhất định

Bài viết trên là những thông tin tổng quan nhất xoay quanh tác dụng của men tiêu hoá. Nếu phát hiện hệ tiêu hóa đang gặp vấn đề, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng men tiêu hóa để ổn định chức năng hệ tiêu hóa nhé!

Nguồn tham khảo
  1. What Are Digestive Enzymes and How Do They Work?: https://www.healthline.com/health/exocrine-pancreatic-insufficiency/the-role-of-digestive-enzymes-in-gi-disorders
  2. When to Take Digestive Enzymes: Times of Day, Dosages, and More: https://www.takecareof.com/articles/when-to-take-digestive-enzymes-a-simple-guide
  3. PROPER USE OF PROBIOTICS AND DIGESTIVE ENZYMES: https://careplusvn.com/en/proper-use-of-probiotics-and-digestive-enzymes
  4. How & When to Take Digestive Enzymes for Maximum Efficiency: https://ora.organic/blogs/news/how-when-to-take-digestive-enzymes
  5. When to Take Digestive Enzyme Supplements with Food & The Top 5 Benefits: https://www.biohmhealth.com/blogs/supplements/when-to-take-digestive-enzyme-supplements-with-food-the-top-5-benefits

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin